Mục lục
- Kỹ năng ứng xử thông minh dành cho sinh viên, nắm ngay 10 bí quyết này nhé!
- 1. Việc gấp, nên từ từ nói
- 2. Việc nhắc nhở, nên nói một cách thiện ý
- 3. Việc của người khác, nên cẩn trọng
- 4. Việc của người khác, tránh bàn luận
- 5. Việc chưa xảy ra, tránh nói trước
- 6. Việc không cần nói, tránh gây tổn thương
- 7. Việc khó thực hiện, đừng tùy tiện hứa
- 8. Việc của riêng mình, tránh tùy tiện chia sẻ
- 9. Việc của bản thân, nên biết nhìn nhận
- 10. Việc của “tiền bối”, hãy biết lắng nghe
Kỹ năng ứng xử thông minh dành cho sinh viên, nắm ngay 10 bí quyết này nhé!
Kỹ năng mềm là một trong những yếu tố cần thiết để giúp bạn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Cho dù bạn là người có kiến thức, thông minh, nhưng việc thiếu đi những kỹ năng cơ bản có thể sẽ khiến bạn gặp nhiều hạn chế trong việc thực hiện mục đích của mình. Kỹ năng ứng xử là một trong những kỹ năng cần thiết bạn phải trang bị. Làm sao để ứng xử một cách thông minh nhất? Hãy cùng Xethocba tham khảo 10 kỹ năng ứng xử cơ bản trong bài viết dưới đây nhé.
1. Việc gấp, nên từ từ nói
Chúng ta thường hay gặp tình trạng nói nhanh mỗi khi đang gặp vấn đề gấp gáp. Việc nói nhanh sẽ khiến người nghe khó hiểu, không tiếp thu được hết ý, mất thời gian bạn phải nói lại từ đầu.
Thay vì vậy, mỗi khi bạn có việc gấp, hãy hít thở sâu lấy bình tĩnh và nói ra câu chuyện một cách từ tốn, mạch lạc nhất. Điều này sẽ khiến người nghe tiếp nhận câu chuyện một cách rõ ràng, bình tĩnh hơn.
2. Việc nhắc nhở, nên nói một cách thiện ý
Những vấn đề hay mâu thuẫn luôn xảy ra trong cuộc sống. Khi gặp chuyện không vừa lòng, bạn muốn nhắc nhở ai đó để họ cải thiện tốt hơn. Thay vì bạn nói thẳng vấn đề sẽ làm người nghe tổn thương, tự ái; thì việc pha một chút yếu tố hài hước, vui vẻ sẽ giúp cho người nghe cảm thấy dễ chịu và bớt áp lực hơn.
3. Việc của người khác, nên cẩn trọng
Khi ứng xử, hãy cẩn trọng về những điều bạn còn chưa biết rõ. Khi bạn chưa biết rõ một điều gì đó, nếu quá tùy tiện thì sẽ dễ khiến mọi người mất niềm tin. Sự cẩn trọng sẽ giúp bạn trở nên đáng tin hơn trong mắt mọi người.
4. Việc của người khác, tránh bàn luận
Một trong những kỹ năng ứng xử thông minh là bạn không nên tham gia vào những câu chuyện nói về người khác. Tránh đánh giá, bình luận hay phê phán những khuyết điểm của người vắng mặt; vì như thế bạn có thể bị xem là người nhiều chuyện, không tốt.
5. Việc chưa xảy ra, tránh nói trước
Bạn sẽ làm mất đi sự tin tưởng của những người xung quanh nếu bạn đồn đoán những sự việc chưa xảy ra hoặc chưa có kết quả. Cách ứng xử này sẽ khiến bạn bị “tụt hạng”đấy.
6. Việc không cần nói, tránh gây tổn thương
Kiểm soát lời nói là điều bạn cần rèn luyện trong văn hóa ứng xử. Những lời nói khó nghe đôi khi có sức tàn phá như một mũi dao làm tổn thương người khác, thế nên cần phải suy nghĩ, phải thận trọng khi phát ngôn, nhất là với những người thân.
7. Việc khó thực hiện, đừng tùy tiện hứa
Trong văn hóa ứng xử, tránh hứa hẹn những điều bạn chưa chắc đã làm được. Lời hứa chỉ thật sự có ý nghĩa khi nằm trong khả năng thực hiện của bạn. Vì một khi hứa mà không làm sẽ khiến òng tin của người khác dành cho bạn bị mất đi.
8. Việc của riêng mình, tránh tùy tiện chia sẻ
Nhiều người rất cần được chia sẻ mỗi khi họ gặp khó khăn, buồn phiền. Việc mang nỗi buồn của mình kể cho nhiều người khác không phải lúc nào cũng tốt. Có thể câu chuyện của bạn sẽ làm cho người nghe bận tâm, hoặc khơi gợi lại nỗi buồn của họ. Cũng có thể khi kể câu chuyện của mình cho người ganh ghét bạn, họ sẽ lấy đó làm điều vui thú, thỏa mãn. Vì thế, tránh chia sẻ câu chuyện của mình với nhiều người, trừ khi đó là mối quan hệ thân thiết, tin tưởng,….
9. Việc của bản thân, nên biết nhìn nhận
Lắng nghe, tiếp thu những ý kiến nói về mình cũng là một điều nên làm. Lắng nghe với một thái độ điềm tĩnh sẽ cho mọi người cảm giác bạn là người khiêm tốn, hiểu chuyện. Điều đó cũng giúp bạn có cơ hội nhìn lại và sửa đổi, hoàn thiện bản thân.
10. Việc của “tiền bối”, hãy biết lắng nghe
Với những câu chuyện của các vị tiền bối, bạn nên nghe nhiều nói ít. Điều này giúp bạn được xem là người hiểu chuyện, biết kính trên nhường dưới.
(Theo Giatricuocsong)
Xem thêm: