XÉT HỌC BẠ
KỸ NĂNG THÀNH CÔNG

3 kỹ năng mềm tân sinh viên cần phải có

3 kỹ năng mềm tân sinh viên cần phải có

Việc trang bị các kỹ năng mềm sẽ giúp cho các bạn sinh viên năm nhất có một tiền đề tốt hơn, thuận lợi hơn trong bước đường tương lai.

“Lúc mới vào năm nhất, vì thấy điều gì cũng lạ lẫm nên em có bị sốc trước sự thay đổi này. Mọi thứ trong mắt em đều xa lạ: môi trường, thầy cô, bạn bè,… Em thật sự bối rối và không biết phải làm sao để việc học tập được hiệu quả hơn khi thầy cô luôn yêu cầu các sinh viên phải tự nghiên cứu”. Đó là chia sẻ của bạn Trương Khải Uy – sinh viên năm nhất Trường Đại học Y dược và cũng là tâm tư của rất nhiều tân sinh viên khác.

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm

Khi mới trở thành một sinh viên năm nhất, do sự thay đổi về môi trường sống, các mối quan hệ xã hội cũng như phương pháp học tập, đã khiến nhiều bạn rơi vào trạng thái căng thẳng một thời gian dài.

Bạn Phạm Anh Minh, sinh viên trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng kể lại: “Những tháng ngày của học kỳ 1 năm nhất là khoảng thời gian khó quên của em. Cách giảng dạy khác nhiều so với hồi trung học, cộng thêm chương trình học căng thẳng khiến em không theo kịp và bị thi lại nhiều môn. Hơn nữa, vì mới chân ướt chân ráo lên thành phố, thứ gì cũng đắt đỏ hơn ở quê, lần đầu chưa có kinh nghiệm chi tiêu và quản lý tài chính, nên mới nửa tháng mà em đã dùng gần hết số tiền mà bố mẹ cho để tiêu trong một tháng, đành phải ăn mì gói trong những ngày còn lại”.

Nếu như các bạn nam hay rơi vào cảnh thi lại, học lại, chưa biết cách quản lý chi tiêu, thì các bạn nữ thường gặp phải tình trạng nhớ gia đình, thấy bơ vơ, lạc lõng ở môi trường mới.

Bạn Phạm Thu Hương – sinh viên Đại học Nông Lâm chia sẻ: “Lúc mới đi học, vì bản thân là người rụt rè, nhút nhát nên em không dám làm quen với ai, điều đó khiến cho nỗi nhớ nhà nhân lên gấp bội. Em cứ gọi điện về khóc suốt”.

Việc nhiều sinh viên năm nhất gặp tình trạng trên bởi vì bao lâu nay họ đã quen sống trong vòng tay của cha mẹ, được lo lắng, chăm sóc và bảo bọc tất cả mọi thứ, từ trong nhà ra ngoài xã hội.

Với các phụ huynh, sự bảo bọc ấy giúp cho con cái được yên lòng, toàn tâm toàn ý vào việc học tập. Tuy nhiên, đó cũng là sự hạn chế khi các con rời xa vòng tay cha mẹ. Không có thói quen tự lập sẽ khiến các bạn thiếu đi những kỹ năng mềm để các bạn có thể tự giải quyết những vấn đề của mình.

Sinh viên trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng được học kỹ năng mềm
Sinh viên trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng được học kỹ năng mềm

Dưới đây là 3 kỹ năng mềm tối cần thiết mà các bạn tân sinh viên cần phải trang bị.

1. Kỹ năng tự học

Kỹ năng tự học là một kỹ năng cực kỳ quan trọng với các bạn sinh viên mới. Không giống như thời gian làm học sinh trung học, luôn được các giáo viên kèm cặp từng chút một. Các bạn tân sinh viên phải tự học, tự ghi chép, tự tìm hiểu và tự nghiên cứu. Điều này sẽ giúp các bạn có tính chủ động, góp phần phát huy được tính sáng tạo và óc phân tích của bản thân.

Nguyễn Phương Lan – sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “việc tự giác học trong trường rất quan trọng. Nó không những giúp bạn tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất, mà còn giúp bạn rèn được khả năng tự học, tự nghiên cứu. Điều này giúp bạn có tư duy sáng tạo và logic tốt hơn, sự nhạy bén trong suy nghĩ và rèn luyện khả năng tự giác trong học tập và công việc sau này”.

Theo Cẩm nang giáo dục, kỹ năng tự học có 6 bí quyết sau:

  • Có mục tiêu cụ thể
  • Chủ động lên kế hoạch học tập
  • Chọn thời gian và vị trí thích hợp
  • Chuẩn bị chu đáo cho giờ lý thuyết
  • Tự đặt ra những câu hỏi và nghiên cứu
  • Luôn sẵn sàng, sửa đổi để hoàn thiện kế hoạch học tập

2. Kỹ năng làm quen với những người mới

“Hồi mới vào năm nhất mình nhút nhát, lên lớp không dám nói chuyện với ai, nhưng có cô bạn ngồi cùng bàn đã để lại ấn tượng rất tốt với mình. Bạn ấy luôn vui vẻ, thân thiện với mọi người xung quanh, đặc biệt là bạn ấy có khả năng nhớ tên của các bạn rất nhanh. Sau này bạn ấy là bí thư đoàn và được mọi người yêu mến”. Hoàng Lan Thanh – sinh viên trường Đại học Luật TP.HCM chia sẻ.

Kỹ năng làm quen và gây ấn tượng tốt với thầy cô, bạn bè trong môi trường đại học rất quan trọng. Bởi đó là những người bạn thường xuyên tiếp xúc, học tập, rèn luyện hoặc có thể sống cùng nếu ở chung phòng.

Kỹ năng giao tiếp với người mới có 3 bí quyết như sau:

  • Mạnh dạn và tự tin làm quen vì người đối diện cũng đang giống bạn
  • Gởi lời chào và tự giới thiệu một cách thân thiện
  • Tìm ra sự đồng điệu giữa hai người

Với vài mẹo nhỏ như trên là bạn đã có thể dễ dàng tạo ấn tượng tốt trong mắt người lạ rồi. Hãy tự tin và áp dụng thôi nào!

3. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

Việc phân bổ tài chính cá nhân sẽ giúp bạn luôn chủ động trong mặt kinh tế. Vì vậy, hãy tính toán và lên kế hoạch các khoản chi của mình, bao gồm cả khoản chi dự phòng luôn nhé. Ngoài ra, bạn hãy nhớ cân đối xem khoản chi nào cần thiết, khoản chi nào có thể hạn chế hoặc tiết kiệm được, điều này sẽ giúp bạn để dành được chút ít đấy.

Bạn cần phân bổ chi tiêu theo 5 nhóm sau:

  • Nhóm 1: 50% dành cho sinh hoạt phí
  • Nhóm 2: 10% đầu tư cho học tập
  • Nhóm 3: 10% dùng cho giao lưu, vui chơi với bạn bè
  • Nhóm 4: 10% dùng cho cá nhân (áo quần giày dép)
  • Nhóm 5: 10% dùng cho dự phòng (tiết kiệm)

Sự phân bổ có kế hoạch này sẽ giúp cho bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn trong những ngày đầu mới trở thành một tân sinh viên, đồng thời có thể giải quyết các chi phí phát sinh một cách dễ dàng hơn.
Chúc các bạn hòa nhập môi trường mới thuận lợi nhé!

Theo camnanggiaoduc

Xem thêm:

Tin liên quan

10 cách khắc phục stress học đường

adminxhb

Lợi ích của kỹ năng làm việc nhóm

adminxhb

20 lời chúc hài hước dành cho các sĩ tử trong mùa thi

adminxhb