XÉT HỌC BẠ
KỸ NĂNG THÀNH CÔNG

5 câu chuyện hay về nghệ thuật giao tiếp

Những câu chuyện hay về nghệ thuật giao tiếp mà bạn nên một lần đọc qua!

Là những câu chuyện ngắn gọn, đơn giản mà rất gần gũi và dễ áp dụng vào cuộc sống. Qua những mẩu chuyện dưới đây, chúng ta sẽ học thêm được cách làm vui lòng người đối diện, biết lắng nghe, quan sát, xử lý tình huống,… giúp cho cuộc sống luôn vui vẻ, thuận lợi và tràn đầy năng lượng.

1. Câu chuyện về nghệ thuật bán hàng

Chị Lan và chị Điệp cùng bán trái cây ở chợ. Cả hai chị đều có sạp trái cây đều tươi, ngon, bài trí trông rất đẹp mắt. Cả hai đều ăn nói khéo léo, vui vẻ với khách hàng. Tuy nhiên, có một điều lạ lúc nào tiệm trái cây của chị Điệp lúc nào cũng tấp nập khách vào ra, trong khi bên chị Lan lại thưa người. Các bạn có biết tại sao không?

Khách hàng vào mua 1kg trái cây, lúc nào chị Lan cũng lấy chừng 1,1 kg hoặc 1,2kg. Khi bỏ lên cân, vì thấy dư nên chị phải lấy ra bớt. Chị Điệp thì khác, chị lấy chừng 0,8-0,9kg thôi, bỏ lên cân thấy thiếu thì chị lại bỏ thêm vào cho đủ 1kg.

Như vậy, cả 2 bên đều bán 1kg, nhưng hành động của chị Lan khiến người mua cảm thấy hàng của mình bị ít đi, trong khi hành động của chị Điệp làm khiến cho mọi người có cảm giác mình đang mua được nhiều hơn.

Bài học rút ra: Ai cũng có thể bán hàng, nhưng cách giao tiếp với khách hàng như thế nào mới là điều quan trọng. Chỉ một thao tác nhỏ là đã có một sự thay đổi lớn. Bán hàng đúng là một nghệ thuật đúng không các bạn?

2. Câu chuyện về giao tiếp ứng xử

Các quý ông thường hay hút thuốc, và có nhiều người cho rằng ở trong nhà thờ, giữa một không gian thanh tịnh và thiêng liêng sẽ khiến người ta càng có thêm cảm hứng. Một ngày nọ, anh Nam đi tìm gặp cha xứ:

– Thưa cha, con có thể vừa nghe Kinh thánh vừa hút thuốc không ạ?

Cha xứ không nói gì, nhưng vẻ khó chịu và không hài lòng hiển thị rõ lên khuôn mặt.

Một ngày khác, anh Bắc cũng đến tìm cha xứ với câu hỏi tương tự:

– Thưa cha, con có thể vừa hút thuốc vừa nghe Kinh thánh không ạ?

Cha xứ nghe vậy liền mỉm cười và gật đầu đồng ý cho anh Bắc làm điều đó.

Bài học rút ra:

  • Với anh Nam, cha xứ cho rằng việc nghe Kinh thánh là điều thiêng liêng, nên mọi người phải tập trung và dồn hết tâm trí vào, không thể để cho hành vi hút thuốc lá làm xấu đi hình ảnh đó được.
  • Với anh Bắc, cha xứ lại cảm thấy vui vì ngay cả khi anh ta hút thuốc mà vẫn khát khao được đọc Kinh thánh. Như vậy, cách truyền đạt ngôn từ trong giao tiếp cực kỳ quan trọng. Chỉ cần chú ý sắp xếp câu chữ là mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

3. Câu chuyện về lắng nghe

Một trong những điều cần phải học trong cuộc sống là kỹ năng lắng nghe.

Một người mẹ muốn kiểm tra con trai của mình bài học về sự chia sẻ mà lâu nay cô vẫn giáo dục con. Cô ấy gọi bé trai đến và tặng con hai quả táo. Rồi cô giả lờ đi và chờ đợi xem con trai mình có hành động gì. Cậu bé nhận quà trong sự vui vẻ, và ngay sau đó, cậu ta cắn mỗi quả một miếng.

Người mẹ cảm thấy buồn và có chút hụt hẫng vì hành động của cậu bé. Đang tính gọi con lại và mắng con vì sao đã sớm quên lời mẹ dạy, thì cậu bé chạy đến với vẻ mặt hớn hở:

– Mẹ ơi, con thử rồi! Quả này ngọt hơn, mẹ ăn quả này nhé!

Người mẹ trong phút chốc cảm động đến rơi nước mắt.

Bài học rút ra: Chúng ta sẽ đôi lần tức giận vì không đủ kiên nhẫn để chờ đợi một điều gì đó. Vì thế chúng ta nên học sự kiên trì và lắng nghe nhé các bạn.

Câu chuyện hay về nghệ thuật giao tiếp
Câu chuyện hay về nghệ thuật giao tiếp

4. Câu chuyện về kiềm chế cảm xúc

Ngày nọ, đứa bé 4 tuổi con tôi bỗng ngồi khóc vô cớ. Tôi hỏi: “Sao con khóc vậy? Có chuyện gì?”.

Đứa bé lắc đầu nguầy nguậy và tiếp tục khóc.

“Tại sao con khóc mãi vậy? Bố không thấy phiền khi con khóc, nhưng con nên tìm một chỗ thích hợp để khóc, ví dụ như đi vào phòng. Vì điều đó sẽ không làm phiền đến người khác. Chừng nào khóc xong rồi thì con hãy ra lại đây và cho bố mẹ biết nhé!” Tôi bảo rồi đưa bé vào trong phòng riêng.

Vài phút sau, bé đi ra và ngập ngừng “Bố ơi, con khóc xong rồi…”. Sau đó, bé được phép ngồi chơi cùng gia đình.

Đứa bé năm xưa nay đã 18 tuổi và cậu ấy đã biết cách không để cảm xúc của mình ảnh hưởng đến ai, cũng như không trút sự giận dữ của mình lên người khác.

Bài học rút ra: việc kiềm chế cảm xúc của bản thân là một trong những kỹ năng giao tiếp cơ bản mà mỗi chúng ta cần tự học tập và rèn luyện.

5. Câu chuyện về tính quan sát

Sau một thời gian làm việc, Thảo được đề bạt lên chức trưởng phòng kinh doanh. Trong khi đó, Linh với thời gian gắn bó lâu hơn thì vẫn chỉ là một nhân viên kinh doanh. Thất vọng vì cảm thấy bị thiên vị, Linh nộp đơn xin thôi việc. Linh than phiền với mọi người rằng sếp không coi trọng người thâm niên, mà chỉ nghe những lời ngon ngọt, nịnh bợ.

Hiểu được Linh cũng đã có nhiều cống hiến và chăm chỉ. Tuy nhiên, nhằm giúp nhận ra sự khác biệt giữa Thảo và Linh, vị sếp đã nhờ Linh ra chợ tìm xem có bán dưa hấu hay không. Linh trở về và thông báo với vị sếp là ngoài chợ có bán nhiều lắm. Vị sếp hỏi giá bao nhiêu tiền một ký, thì Linh xin phép đi ra chợ hỏi lại.

Vị sếp liền nói với Linh rằng: “Khi tôi hỏi Thảo cùng một việc, thì Thảo đi về và cho tôi biết rằng, ngoài chợ đang bán dưa hấu với giá 12.000 đồng/ký, mua trên 20 ký thì giá chỉ còn 10.000 đồng/ký. Mỗi quả nặng từ 1,2kg-2kg. Dưa tươi, ruột đỏ, ngọt và vừa được chở từ miền Tây lên ”.

Linh nghe xong thì hiểu rằng mình cần phải học hỏi nhiều hơn.

Bài học rút ra: Hãy luôn rèn luyện kỹ năng quan sát để trau dồi, phát triển bản thân ngày một tốt hơn.

Trong cuộc sống còn rất nhiều những câu chuyện hay về nghệ thuật giao tiếp khác. Các bạn hãy tìm đọc để rút ra những bài học hữu ích, năng cao khả năng giao tiếp và chiếm được cảm tình của những người xung quanh nhé.

Xem thêm:

Nguồn: Tham khảo

Tin liên quan

Sinh viên đi làm thêm: có nên làm đúng chuyên ngành đang học?

adminxhb

Sự tử tế quan trọng trong đời sống như thế nào?

adminxhb

8 kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

adminxhb