XÉT HỌC BẠ
KỸ NĂNG THÀNH CÔNG

8 cách làm cho bạn thấy yêu bản thân khi gặp thất bại

8 cách làm cho bạn thấy yêu bản thân khi gặp thất bại

Ý niệm về thất bại sẽ khiến bạn dễ tổn thương. Dẫu bạn có nhận thức một điều rằng thành – bại là lẽ thường tình trong cuộc sống, nhưng cũng khiến bạn cảm thấy thất vọng và tổn thương.

Có câu nói nào trong số những câu dưới đây đã từng lướt qua trong đầu bạn không?

“Tôi thi trược rồi! Tôi là một kẻ thất bại.”

“Tôi làm điều gì cũng sai!”

“Tôi là một đứa con thất bại.”

“Tôi đã thất bại trong công việc của mình ”

“Nếu tôi thất bại, điều đó sẽ thật khủng khiếp!”

 “Tôi không thể chịu đựng được thất bại!”

Khi bạn thất bại ở một điều gì đó, một phần là do bạn thường do yêu cầu quá cao so với khả năng vốn có. Bạn không nghĩ rằng mình không thành công, mà đó là một sự thất bại. Cảm giác không xứng đáng kéo chúng ta xuống, nhiều khi sẽ dẫn đến những bước đi sai lầm và tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, có một điều đáng vui là thành công thường được xây dựng từ những thất bại. Bài viết dưới đây sẽ dẫn chứng những điều đó.

Thay vì bị ám ảnh, chúng ta nên học hỏi từ những thất bại. Thay vì nghĩ đã làm là phải thành công; hãy xem những sai lầm, thất bại là những bước đầu đi đến thành công, tránh gây áp lực cho mình.

Có nhiều câu chuyện thất bại từ những nhân vật nổi tiếng đã khiến họ trở thành một trong những người thành công nhất trên hành tinh.

Walt Disney năm 22 tuổi đã bị báo Missouri sa thải vì “không đủ sáng tạo”. Sau đó, Laugh O Gram Studios, một trong những dự án kinh doanh đầu tiên của ông cũng bị phá sản.

  • Michael Jordan đã bị loại khỏi đội bóng rổ khi đang học cấp 2
  • Cuốn sách “Và có lẽ tôi đã nhìn nó ở đường phố Mulberry” dành cho thiếu nhi đầu tiên của Theodor Seuss Geisel, đã bị hơn 20 nhà xuất bản từ chối trước khi được Vanguard Press xuất bản và gây tiếng vang.
  • Năm 30 tuổi, Steve Jobs xem mình là một kẻ thất bại trước công chúng khi bị sa thải khỏi hội đồng quản trị Apple, công ty do ông tạo ra. Điều này khiến ông phát triển các dự án kinh doanh khác như Pixar Animation và NeXT. 10 năm sau ông trở lại và phát minh ra iPod, iPhone và iPad. Trong bài phát biểu nổi tiếng của mình tại Stanford Commencement năm 2005, ông cho rằng thất bại này là điều tốt nhất đã xảy ra với ông, vì ông có thể bắt đầu lại trong giai đoạn sáng của cuộc đời mình.
  • Thomas Edison đã bị sa thải sau khi dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, dẫn đến sự cố tràn hóa chất, làm hỏng sàn nhà và bàn làm việc của ông chủ. Sau khi bị sa thải, anh ấy bắt đầu làm việc cho mình với tư cách là một nhà phát minh. Sau đó, khi đang hoàn thiện pin niken-sắt , ông cho rằng “Tôi không thất bại. Tôi vừa tìm ra 10.000 cách không hiệu quả.”

Đây chỉ là một vài ví dụ trong số rất nhiều người thành công chứng minh rằng có thể thành công sau thất bại. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta vẫn bị cản trở bởi những thất bại của mình hơn là việc lấy đó làm động lực. Thất bại có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng và cảm giác yêu bản thân của chúng ta, làm giảm đi cái nhìn lạc quan về tương lai.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể cảm thấy tốt hơn về bản thân? Dưới đây là 8 hành động giúp yêu bản thân hơn khi chúng ta cảm thấy mình thất bại

1. Hãy tha thứ cho bản thân

Khả năng tha thứ có lẽ là món quà lớn nhất mà bạn có thể tự tặng cho bản thân để giúp chính mình hồi phục sau những hối tiếc và sai lầm.

Thay vì hành hạ bản thân vì những điều đã rồi, hãy xem đây như là một quá trình hoàn thiện và nên tha thứ cho chính mình.

2. Hãy từ bi với bản thân

Lòng trắc ẩn có lẽ là yếu tố quan trọng nhất của lòng tự trọng và khả năng phục hồi. Người ta từng nghĩ rằng thành tích và thành công vượt lên trên mức bình thường – là con đường dẫn đến lòng tự trọng cao.

Tuy nhiên, để có lòng tự trọng cần có nhiều điều kiện với những tiêu chuẩn vượt mức. Còn lòng trắc ẩn dành cho tất cả mọi người, từ những người đạt thành tích cao hay cả những người không có thành tích gì thì họ cũng xứng đáng được yêu thương vô điều kiện.

3. Ngừng phán xét bản thân

Bỏ những “nhãn mác”  mà bạn gán cho mình cũng là một hành động yêu bản thân. Thay vì tự gọi mình là “kẻ thất bại”, hãy bớt cầu toàn lại.

Thất bại không định nghĩa được giá trị của bạn. Thay vì nói “Tôi là kẻ thất bại”, thì nên đổi thành “Tôi không thể giải quyết được việc này.” hoặc “Tôi đã mắc một số sai lầm và sẽ lấy đó làm kinh nghiệm cho tương lai.”

4. Biến những thất bại thành mục tiêu

Thay vì “Tôi đã thất bại trong đợt thi vừa qua”, bạn có thể nói “Tôi đã gặp khó khăn trong vấn đề ôn tập. Tôi sẽ cố gắng học để lần sau đạt điểm số cao “.

Bạn không thể thay đổi được quá khứ, vì thế hãy hướng tới tương lai và lấy đó là cơ hội, là bàn đạp để mình tiến lên từ hôm nay.

5. Hãy ôm lấy bản thân

Thay vì cứ thầm trách cứ bản thân, hãy tự bảo ban và ôm lấy chính mình. Tất cả chúng ta đôi khi cần những cái ôm – đặc biệt là từ chính chúng ta! Bạn cũng không ngoại lệ.

Khi gặp thất bại
Hãy ôm lấy bản thân khi gặp thất bại

6. Thay đổi suy nghĩ từ nạn nhân thành người chiến thắng.

Khi thất bại, bạn thường đắm mình trong sự thất vọng, xem mình là nạn nhân của quá khứ thay vì đứng dậy làm lại từ đầu.

Suy cho cùng, không quan trọng chúng ta đã bị thất bại bao nhiêu lần, mà chúng ta đã làm gì để đứng lên, xây dựng lại từ những kinh nghiệm mình đã trải qua.

7. Hãy trấn tĩnh bản thân bằng một chiếc hộp xoa dịu.

Đôi khi bạn sẽ cần một thứ gì đó hữu hình để xoa dịu bản thân. Hãy tìm một số vật dụng có thể giúp bạn bớt tâm trạng, mang lại cảm giác nhẹ nhàng hơn. Ví dụ  như một cuốn nhật ký, viên đá viết nội dung thư pháp hay một lọ tinh dầu,.. sẽ giúp tinh thần bạn phấn chấn hơn.

8. Kết nối với những người khác

Khi cảm thấy thất bại, bạn thường tự cô lập mình và không thể mở lòng với ai khác.

Tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần từ xã hội là một trong những lựa chọn tốt nhất khi cảm thấy thất bại. Lời khuyên của người khác sẽ giúp bạn bỏ bớt cái nhìn hạn hẹp, suy nghĩ phiến diện của chính mình.

Yêu cầu giúp đỡ, can đảm mở lòng thay vì khép mình lại sẽ không chỉ giúp bạn tránh khỏi sự cô đơn, mà còn giúp bạn gắn kết sâu sắc hơn với những người khác.

8 kế hoạch hành động để đánh bại cảm giác thất bại này sẽ là bàn đạp giúp bạn có một cuộc ống kiên cường và viên mãn. Thay vì tập trung vào thất bại đi kèm với sự hụt hẫng, hãy tự hào rằng bạn đã dám theo đuổi ước mơ của mình với lòng dũng cảm và nhiệt huyết nhất.

“Thành công bao gồm việc đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi sự nhiệt tình.”

(Dịch từ Lifehack)

Xem thêm:

Tin liên quan

21 thói quen để trở thành sinh viên tốt

adminxhb

30 câu nói tạo động lực dành cho sinh viên

adminxhb

Cách đối nhân xử thế cần thiết trong cuộc sống

adminxhb