Mục lục
Tâm lý tốt trong kỳ thi, bạn đã nắm được bí quyết này chưa?
Các kỳ thi luôn là nỗi lo lắng của hầu hết các thí sinh. Để có kết quả tốt trong các kỳ thi, ngoại việc ôn luyện siêng năng, các thí sinh cần chuẩn bị tâm lý thật tốt.
Làm sao để tránh được tâm trạng căng thẳng để bước vào phòng thi một cách tự tin nhất? Hãy cùng Xethocba đọc bài viết dưới đây nhé.
1. Giữ gìn sức khỏe và ăn uống điều độ
Trước và trong thời gian thi, các thí sinh cần phải bảo đảm các điều sau:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với tinh bột, đạm và rau xanh. Ngoài ra, cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh các bệnh về đường ruột đến không mong muốn.
- Tránh ăn khuya hoặc bỏ bữa.
- Bổ sung nhiều nước. Hạn chế các thức uống có caféin, có gas hoặc các chất kích thích.
- Đi ngủ đúng giờ.
- Dành thời gian cho những bài vận động nhẹ, vừa sức như đi bộ, bơi,..
- Nên dành thời gian nghỉ ngơi 10 phút sau mỗi giờ học. Chọn hình thức giải trí nhẹ nhàng, lành mạnh như nghe nhạc; hoặc tập thể dục cho mắt. Tránh xem các chương trình gây kích động mạnh ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.
2. Đặt mục tiêu trong khả năng
Không ai khác, bạn là người hiểu rõ những năng lực và giới hạn của mình nhất. Việc thiết lập cho mình các mục tiêu về ngành học yêu thích, về trường đào tạo, cũng như tham khảo tỉ lệ chọi với các thí sinh khác trong khả năng của mình, sẽ giúp cho bạn bớt đi nhiều áp lực. Thực hiện mục tiêu vừa sức mình sẽ giúp các thí sinh có tâm thế thoải mái, tự tin hơn.
Ngoài ra, lựa chọn phương án dự phòng cũng là điều cần làm. Bạn hãy đưa ra các tình huống nếu không đạt nguyện vọng ở ngành này, thì mình sẽ chọn ngành gì phù hợp với khả năng của mình? Trường nào đáp ứng đủ điều kiện của bản thân và gia đình nhất?
Bên cạnh đó, phụ huynh chỉ nên đóng vai trò lắng nghe, hỗ trợ các thí sinh trong việc chọn ngành, chọn trường. Tránh áp đặt ý kiến cá nhân hoặc so sánh năng lực học tập với con của người khác, sẽ khiến thí sinh mất tự tin vì sự kỳ vọng ở phụ huynh.
3. Giữ vững tâm thế
Để kỳ thi được diễn ra suông sẻ, thuận lợi, các thí sinh nên thực hành theo những điều sau:
3.1 Có mặt tại điểm thi sớm
Có mặt tại điểm thi sớm 30 phút sẽ giúp các bạn có tinh thần thoải mái hơn. Giao tiếp, làm quen với các bạn cùng phòng sẽ giúp các bạn bớt căng thẳng.
Việc có mặt gần sát giờ thi sẽ khiến bạn vội vã, cập rập dẫn đến mất tinh thần, ảnh hưởng đến chất lượng kết quả thi.

3.2 Tự tin
Chỉ cần nghĩ là cố gắng hết khả năng và tin tưởng vào bản thân, sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn trong lúc làm bài.
3.3 Cẩn trọng trong khi làm bài
Khi nhận được đề thi và giấy thi, việc đầu tiên là bạn nên kiểm tra xem có gì bất thường trong các trang giấy không, nếu có thì cần liên hệ ngay với giám thị.
Các thông tin cá nhân cần được chính xác nên bạn phải kiểm tra lại thật kỹ trước khi nộp bài.
3.4 Hoàn thành hết đề thi
Sau khi nhận đề thi, bạn hãy đọc qua một lần hết đề thi, sau đó chọn câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Câu nào không biết rõ thì bạn cũng nên làm với tinh thần “thà giết lầm hơn bỏ sót” vì phải làm mới có cơ hội ghi điểm.
3.5 Không vội vã
Sau khi làm bài xong, bạn nên kiểm tra cẩn thận lại đáp án nhiều lần trước khi nộp bài. Đừng vội nộp bài nhanh hay sớm hơn thời gian quy định. Thay vì vậy, hãy thư thả nán lại và kiểm tra bài thêm lần nữa, biết đâu nhiều sai sót sẽ được chỉnh sửa kịp thời.
3.6 Tập trung vào môn thi tiếp theo
Việc bạn cần làm ngay sau khi kết thúc mỗi môn thi là quên tất cả những gì liên quan đến môn thi đó. Hãy để đầu óc thư giãn và tập trung năng lượng tích cực cho môn thi tiếp theo.
(Theo Nguoiduatin)
Xem thêm: