XÉT HỌC BẠ
KỸ NĂNG THÀNH CÔNG

Cách dọn dẹp phòng nhanh, gọn, lẹ dành cho sinh viên

Cách dọn dẹp phòng nhanh

Cách dọn dẹp phòng nhanh, gọn, lẹ dành cho sinh viên

Trong bài viết này, hãy cùng Xethocba hướng dẫn cách dọn phòng cho sinh viên sao cho nhanh, gọn, lẹ và sạch nhất có thể nhé.

1. Các lưu ý khi dọn dẹp phòng trọ

  • Phân chia dọn dẹp nhà cửa, phòng học, phòng ngủ, nhà bếp một cách đều đặn, đừng dành sự ưu tiên cho phòng nào hơn.
  • Luân phiên công việc don dẹp hàng tuần cho các thành viên trong phòng.
  • Hãy lau sạch vết bẩn ngay khi đồ đạc, áo quần bị vấy bẩn.

2. Cách làm sạch phòng nhanh

2.1 Lau dọn ngay vết bẩn

Vết bẩn trên các vật dụng nếu để lâu sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian để vệ sinh. Vì thế, một khi thấy vết bẩn xuất hiện đâu đó trong nhà, đừng chần chừ mà hãy vệ sinh ngay lập tức để tiết kiệm thời gian về sau.

2.2 Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên

Việc ở chung sẽ không tránh được xung đột nếu không có sự phân công dọn dẹp một cách hợp lý. Hãy lập một bảng phân công dành cho mỗi người và để ở một nơi dễ nhìn thấy nhất.

Mỗi người sẽ tự chịu trách nhiệm về việc giữ gìn vệ sinh cho phòng riêng cũng như bất kỳ khu vực sinh hoạt chung nào được phân công.

Lên danh sách các công việc cần làm để các khu vực như phòng khách, phòng tắm, phòng ngủ, nhà bếp,… luôn được sạch sẽ.

Thay vì ghi chú trong bảng phân công thực hiện các nhiệm vụ chung như dọn dẹp nhà bếp, hãy ghi thành những việc nhỏ hơn như: rửa sàn bếp, lau bàn bếp, lau chùi tủ lạnh,… bạn sẽ dễ kiếm soát và thực hiện hơn.

Cách dọn dẹp phòng nhanh, gọn, lẹ dành cho sinh viên
Cách dọn dẹp phòng nhanh, gọn, lẹ dành cho sinh viên

3. Bí quyết dọn dẹp không gian sinh hoạt chung

  • Phòng tắm: Nhằm giảm bớt sự bừa bộn trong không gian chung, hãy yêu cầu mọi người bỏ đồ vệ sinh cá nhân vào túi và treo lên, hoặc cất riêng trong phòng của họ. Tránh để bề mặt lổn ngổn những chai lọ, trông sẽ bề bộn. Điều này cũng giúp bạn dễ cọ rửa bề mặt và nhìn phòng tắm trông thẩm mỹ hơn.
  • Nhà vệ sinh: hãy thường xuyên sử dụng bàn chải để vệ sinh các thiết bị, cũng như luôn giữ sự khô ráo, sạch sẽ xung quanh.
  • Khu vực bếp: cất chén bát vào một nơi cho gọn gàng sau khi sử dụng xong , tránh để trên bàn bếp gây bám bụi, khó lau dọn.
  • Tủ lạnh: thực phẩm luôn được bảo quản trong hộp hay bọc kín và thường xuyên kiểm tra, loại bỏ những thức ăn thừa. Tuyệt đối đừng để thức ăn nổi mố, ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ của bạn mà còn với những người ở chung.
  • Lò vi sóng: hãy lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng, tránh để thức ăn bám lại, lâu ngày sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, vừa mất vệ sinh, vừa không tốt cho sức khỏe.
  • Máy giặt: điều bạn cần làm là sắm một sọt đựng đồ bẩn. Áo quần sau khi giặt xong phải đem phơi liền, để cho trống cho những người khác dử dụng cũng như tránh máy bị ẩm mốc.
  • Hút bụi: trong nhà thường xuyên có những góc ngách khó vệ sinh, máy hút bụi có thể giải quyết rất tốt việc này.
  • Đổ rác: rác nếu không được mang đi đổ kịp thời sẽ dễ khiến căn phòng của bạn bốc mùi và không thông thoáng.

Việc giữ gìn cho căn nhà gọn gàng , ngăn nắp là nhiệm vụ không của riêng ai. Sống trong một không gian sạch sẽ, tươi mới sẽ giúp bạn  cảm thấy yêu đời, nhiều năng lượng tích cực hơn. Vì thế, còn gì mà bạn không áp dụng ngay bây giờ,  phải không?

(Theo Cleanpedia)

Xem thêm:

Tin liên quan

10 cách thoát khỏi sự lười biếng dành cho Gen Z

adminxhb

Một năm khởi đầu từ mùa xuân

adminxhb

21 thói quen để trở thành sinh viên tốt

adminxhb