XÉT HỌC BẠ
TIN GIÁO DỤC

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh bằng cách nào

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh bằng cách nào

Việc định hướng nghề nghiệp có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến tương lai của các bạn trẻ. Trong những năm gần đây, có một sự chênh lệch rất lớn trong việc lựa chọn giữa khối ngành kinh tế và các khối ngành khác như ngành xã hội, kỹ thuật chất lượng cao. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong phân bổ nguồn nhân lực. Nguyên nhân một phần là do định hướng nghề nghiệp cho học sinh cấp 3 còn nhiều hạn chế.

Đa phần các bạn trẻ có xu hướng chọn nghề dựa trên sở thích cũng như sự hướng dẫn của gia đình mà không hiểu rõ liệu đó có phải là ngành nghề hợp với mình hay không. Điều này dẫn đến nhiều bạn ra trường không kiếm được việc làm, gây lãng phí nguồn nhân lực trẻ.

Để có sự lựa chọn đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai, các em cần phải có đủ 3 yếu tố sau:

  1. Có đam mê: Khi cảm thấy yêu thích, đam mê một ngành học nào đó, thì bạn mới có thể dành công sức và tâm huyết để theo đuổi ngành nghề đã chọn.
  2. Hiểu rõ năng lực của bản thân: điểm mạnh của bạn là gì, điểm yếu của bạn ở đâu,… là những điều bạn cần hiểu rõ để có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất.
  3. Hiểu về thị trường lao động: việc tìm hiểu nhu cầu nhân lực của ngành nghề bạn yêu thích sẽ giúp bạn có con đường đi đúng đắn, mang lại nhiều cơ hội việc làm cho tương lai.

Việc định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ cần có 5 bước cơ bản sau:

  1. Gia đình, nhà trường cần có sự hiểu rõ về học sinh và định hướng cho các bạn về sở thích và thực lực của các bạn trẻ. Cần tránh việc bắt buộc các bạn phải theo đuổi những ngành nghề đang “hot”hoặc theo truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, nghề nghiệp mà các bạn chọn học phải phù hợp với sở thích và năng lực của các bạn. Chỉ có thật sự đam mê và yêu thích một ngành nào đó thì các bạn mới có thể dốc hết lòng say mê để cống hiến được.
  2. Các bạn cần có sự căn cứ điểm học tập so với tổ hợp môn và ngành mà bạn chọn có đủ điều kiện hay không. Bên cạnh đó, cần xét thêm các điều kiện khác như ngoại hình, sức khỏe, điều kiện kinh tế,… để đảm bảo sự phù hợp. Trong trường hợp “bí”, các bạn có thể nhờ sự tư vấn của các chuyên gia hướng nghiệp để xem năng lực của bản thân có thật sự phù hợp với ngành nghề bạn đã chọn hay không.
  3. Sau khi đã chọn được ngành nghề cho tương lai, bạn có thể tận dụng các mối quan hệ để làm một số công việc liên quan tới ngành nghề đã chọn. Đây là cách để bạn thử xem năng lực có hợp với ngành nghề, cũng như rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình lao động để hoàn thiện bản thân và công việc tốt hơn. Ví dụ, nếu yêu nghề báo, bạn có thể thử sức với tư cách là cộng tác viên của các tạp chí dành cho tuổi học trò; yêu thích marketing có thể tham gia viết content, tình nguyện viên của các sự kiện,…
  4. Tìm hiểu về nghề bạn sẽ chọn qua các nguồn thông tin như internet, sách báo, những người đi trước,… Những thông tin về ngành nghề bạn sẽ chọn bao gồm: ngành học, thi khối gì, trường nào đào tạo, thời gian đào tạo, tốt nghiệp ra trường làm gì,…
  5. Chuẩn bị phương án B trong trường hợp không đủ điểm chuẩn. Song song đó, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc ủng hộ tinh thần và cho các bạn hiểu rõ cánh cửa đại học không phải là tất cả. Các bạn còn nhiều cơ hội ở phía trước miễn là có ý chí và quyết tâm.

(Theo hrchannels)

Tin liên quan

Sinh viên Đại học Quốc tế Hồng Bàng có nhiều cơ hội việc làm

adminxhb

HIU công bố kết quả trúng tuyển sớm đối với phương thức xét tuyển học bạ đợt 1, năm 2023

xhbThienAn

Công bố đáp án chính thức các môn thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT 2022

xhbThienAn