Mục lục
Đừng để stress trước các kỳ thi
Việc học tập luôn là điều căng thẳng với tất cả học sinh. Tuy nhiên sự căng thẳng ấy tăng lên gấp nhiều lần với các bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và thi vào đại học trước khi rời xa mái trường cấp 3.
Bước vào giai đoạn ôn tập nước rút, nhiều thí sinh có nhiều biểu hiện mệt mỏi, lo lắng, dễ cáu giận với nhưng người xung quanh. Ts Hoàng Trung Học – Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục), cho biết, đây là hiện tượng bình thường ở các bạn trẻ.
Ở một khía cạnh nào đó, stress trước kỳ thi sẽ là động lực giúp cho bạn vượt qua giới hạn của bản thân. Tuy nhiên, những điều trên phải được thực hiện trong vòng kiểm soát, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kết quả thi.
Hơn hết, đại dịch Covid-19 đã khiến các em trải qua nhiều biến động ảnh hưởng đến tâm lý như: lùi lại thời gian thi tốt nghiệp, thay đổi phương thức xét tuyển đại học của các trường,… Những điều này khiến các em phải đối mặt thêm với những căng thẳng vốn có. Nếu không có một kế hoạch học tập rõ ràng, các em sẽ dễ gặp cảm giác tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả thi phía trước.
Theo đó, để vượt qua được stress trong thời gian thi cử, TS Hoàng Trung Học khuyên các em cần có cách quản trị nỗi lo lắng, hướng đến quản lý stress một cách tích cực hơn. Cụ thể qua 5 bí kíp sau:
1. Có mục tiêu và kế hoạch học tập cụ thể
Việc lên kế hoạch học tập sẽ giúp các bạn phân bổ thời gian hợp lý, không gặp phải tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Điều này sẽ giúp các bạn hoàn thành những mục tiêu đúng thời gian mà không gây quá sức.
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Việc ăn uống lành mạnh và điều độ, bổ sung vitamins và khoáng chất cần thiết sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh cùng với một tinh thần thoải mái.
3. Tránh thức khuya
Việc ngủ đúng giờ sẽ giúp cho các bạn có một trí óc minh mẫn hơn vào ngày hôm sau. Tuyệt đối đừng thức quá khuya vì sẽ làm cơ thể bạn suy kiệt, tăng thêm stress.
4. Tập thể dục và thư giãn
Dù bận rộn với việc học đến mấy, hãy dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để tập thể dục hoặc nghe vài bản nhạc thư giãn. Thực hiện được điều này sẽ giúp bạn vơi đi căng thẳng, có thêm năng lượng tích cực để kết quả thi cử được tốt hơn.
5. Đừng ngại chia sẻ
Chuyện trò hay chia sẻ về những khó khăn với người thân sẽ giúp bạn có chỗ dựa tâm lý, thêm động lực để vượt qua giai đoạn căng thẳng này. Song song đó, tự tin vào bản thân là điều tối quan trọng mà các bạn cần phải trang bị.
(Theo Giáo dục và thời đại)
Xem thêm: