XÉT HỌC BẠ
KỸ NĂNG THÀNH CÔNG

Học cách xử trí của người thông minh

Học cách xử trí

Học cách xử trí của người thông minh

Số đông thường nghĩ rằng người thông minh là những người thường đưa ra những quyết định nhanh chóng.

Thực tế, những người thông minh sẽ không bao giờ có những phản hồi hay quyết định vội vàng mà không cần suy nghĩ. Thay vì vậy, họ sẽ cần thời gian để cân nhắc hoặc từ chối trả lời nếu thấy không phù hợp.

Nếu bạn đã từng cảm thấy hối tiếc khi đưa ra một quyết định nào đó quá nhanh chóng và không kịp suy nghĩ thấu đáo. Đừng lo, bạn có thể áp dụng một số cách xử trí của người thông minh để áp dụng cho những lần sau. Không gì là quá muộn! Hãy tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Câu trả lời thông minh và khéo léo nhất không phải là câu trả lời ngay tức khắc, mà bạn cần có thời gian để cân nhắc. Vì thế, trước khi trả lời câu hỏi hay đưa ra một quyết định, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

1. Tạm dừng và suy nghĩ

Trong trường hợp mọi người đang chờ đợi câu trả lời của bạn, hãy cứ bình tĩnh và suy nghĩ. Tuy nhiên, để cho mọi người hiểu rõ hơn và đỡ phải mong ngóng, bạn hãy cho họ biết bằng những câu trấn an như “Chờ mình suy nghĩ chút nha”, “Mình cần thời gian để suy nghĩ thêm về việc này”,…

Hãy nhớ rằng, điều mà mọi người ấn tượng không phải là thời gian bạn đưa ra câu trả lời nhanh hay chậm, mà là câu trả lời hợp lý cho dù khi đó bạn có đồng ý hay từ chối.

2. Chỉnh sửa câu từ trước khi đưa ra ý kiến

Bí quyết trả lời của người thông minh là họ dừng lại một chút để suy nghĩ về những điều sắp nói ra:

Trình bày ra sao để mọi người ấn tượng?

Nói ra sao để tất cả đều hiểu ý mình muốn truyền đạt?

Câu trả lời của mình có xúc phạm hay khiến ai tổn thương hay không?

3. Kỹ năng né tránh câu hỏi

Chúng ta có đôi lần đã gặp phải những tình huống không mấy vui vẻ khi được hỏi những câu không phù hợp. Những lúc như thế,  bạn không nhất thiết phải đưa ra câu trả lời chính xác. Bạn có thể chuyển câu hỏi nếu bạn không muốn trả lời hoặc không biết cách trả lời.

Có một câu nói hay mà bạn có thể áp dụng cho những tình huống khó xử:
“Đừng bao giờ trả lời câu hỏi một cách gượng ép. Hãy trả lời câu hỏi mà bạn muốn được hỏi”.

Ví dụ như khi bạn đi phỏng vấn và được hỏi tại sao nghỉ việc ở công ty cũ. Thay vì trả lời thẳng vấn đề, bạn chỉ cần nói rằng bạn đã làm được nhiều việc ở công ty cũ. Ở đó bạn đã không ngừng học hỏi và phát huy được năng lực ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nay bạn muốn cho bản thân thêm nhiều cơ hội và thách thức mới.

4. Câu trả lời không cần quá nhiều thông tin

Việc đưa nhiều thông tin trong câu trả lời đôi khi sẽ làm giảm giá trị lời nói. Hơn nữa, không có câu trả lời nào là hoàn hảo cả. Trong các tình huống, miễn có câu trả lời tương đối là đủ.

Hãy dừng lại, suy nghĩ về những điều bạn sẽ nói, hít thật sâu trước khi trả lời nếu cảm thấy mất tự tin. Thực hành điều này tương đối đơn giản, nhưng bạn cần có thời gian để kỹ năng được cải thiện tốt hơn khi gặp những tình huống tương tự. Chúc bạn gặp nhiều thuận lợi và không còn những hối tiếc về cách xử trí của bản thân khi trả lời nhé.

Nguồn: Tham khảo

Xem thêm:

Tin liên quan

Bạn có phải là một sinh viên trách nhiệm?

adminxhb

9 điều tân sinh viên cần lưu ý, nhất định không được bỏ qua

adminxhb

Báo động thực trạng đọc sách của học sinh – sinh viên hiện nay

adminxhb