XÉT HỌC BẠ
HƯỚNG NGHIỆP

Hướng nghiệp cho sinh viên: 10 điều Nên và Không Nên

Hướng nghiệp cho sinh viên

Hướng nghiệp cho sinh viên: 10 điều Nên và Không Nên

Số lượng các bạn sinh viên dở dang  việc học là chuyện vẫn thường xuyên xảy ra ở các cơ sở giáo dục. Một trong những nguyên nhân đó là các bạn mới nhận ra ngành học không phù hợp với bản thân. Bởi do đâu? Việc định hướng nghề nghiệp không đúng có thể dẫn đến tình trạng như trên.

Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những việc nên và không nên trong quá trình chọn ngành học cho tương lai.

1. Những điều Không Nên trong hướng nghiệp

1.1 Không nên định hướng muộn

Định hướng muộn sẽ gây ảnh hưởng đến việc chọn ngành bạn vì không đủ thời gian để tìm hiểu bản thân.

Vì thế, những năm cuối cấp 2, các bậc phụ huynh nên định hướng cho con là phù hợp. Lúc này các bạn đã có cái nhìn tổng thể về các ngành nghề cũng như hiểu rõ những mong muốn của bản thân. Việc lựa chọn ngành nghề phụ thuộc nhiều vào năng lực và đam mê, vì thế hãy định hướng từ sớm để ước mơ của bạn được hình thành từ sớm. Trong quá trình đó, nếu việc định hướng có sai sót thì bạn vẫn còn nhiều thời gian để sửa chữa.

1.2 Không nên chọn trường quá khả năng

Hầu hết các bậc phụ huynh đều mong muốn con mình học ở các trường nổi tiếng, danh giá. Tuy vậy, nhiều bạn khi theo học rồi mới thấy môi trường không phù hợp với bản thân, dẫn đến cảm giác bị tụt hậu, gây nên chán nản, không muốn tiếp tục đến trường. 

Đừng quan trọng trường. Chọn ngành nghề phù hợp mới là yếu tố then chốt. Một khi đã chọn đúng khả năng và sở trường thì các bạn mới có hứng thú và say mê học tập xây dựng tương lai.

1.3 Không nên chọn ngành theo “trend”

“Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Sư phạm bỏ qua, Nông lâm xếp xó”. Câu nói trên đã một thời là xu hướng trong giới sinh viên học sinh. Đây là một định hướng hoàn toàn sai lầm bởi mỗi người đều có thế mạnh và năng lực khác nhau. Nếu ai cũng chạy theo xu hướng thì các ngành học “xếp xó”sẽ dành cho ai?

Chọn ngành phải kèm theo sự đam mê và yêu thích. Nếu bạn không cảm thấy vui khi học ngành này thì có thể bạn đã chọn sai con đường hướng nghiệp.

1.4 Không nên phó thác việc định hướng cho người khác

Có nhiều bạn cho rằng thầy cô, cha mẹ là người định hướng tốt nhất cho chính mình. Tuy nhiên, nên xem những kênh thông tin đó là một nguồn để tham khảo.

Quan trọng nhất là bạn tự xác định xem năng lực, tính cách của bạn phù hợp với ngành nghề nào, sau đó hãy xin thêm ý kiến của những người xung quanh nhằm chọn ra lối đi hợp lý nhất.

1.5 Không nên áp đặt

Nhiều gia đình hay định hướng cho con theo ngành truyền thống của gia đình. Đây là điều nên tránh , bởi các bạn cần được chọn ngành học theo sở thích và năng lực của bản thân, chứ không phải theo nhu cầu của người khác.

Việc chọn và học đúng ngành yêu thích sẽ giúp các bạn có động lực và trách nhiệm hơn với sự lựa chọn của mình.

Hướng nghiệp cho sinh viên

2. Những điều Nên trong hướng nghiệp

2.1 Nên đánh giá đúng năng lực

Việc quan tâm, theo sát con trong quá trình học tập và vui chơi sẽ giúp phụ huynh xác định được sở thích và đam mê của con. Từ đó có thể đưa ra một số ngành nghề mà con muốn theo đuổi. Song song đó, cần đánh giá năng lực xem con có phù hợp với các ngành nghề đã được liệt kê hay không. Nếu vượt quá khả năng thì cha mẹ cần tư vấn và nỗ lực hỗ trợ giúp con chuyển sang các ngành học an toàn hơn.

2.2 Nên tham khảo ý kiến chuyên gia hướng nghiệp

Hiện nay có nhiều nơi chuyên hỗ trợ đồng hành với phụ huynh và học sinh trong việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các chuyên gia hướng nghiệp sẽ đưa ra nhiều bài trắc nghiệm năng lực nhằm tìm hiểu tính cách và đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất.

2.3 Nên cập nhật xu hướng nghề nghiệp

Xu hướng nghề nghiệp thay đổi mỗi năm. Bạn cần hướng dẫn con nắm bắt xu thế ngành trong tương lai bằng cách tham gia các hội thảo nghề nghiệp hoặc các phòng tư vấn tuyển sinh ở các trường nhé.

2.4 Nên có phương án B

Trong cuộc sống, luôn luôn có phương án dự phòng. Việc chọn ngành cũng không ngoại lệ. Ngoài ngành nghề đã chọn, bạn hãy tìm ra ngành nghề phù hợp kế tiếp trong trường hợp không hoàn thành được phương án A nhé. Việc này giúp bạn tránh sự bị độngcó sự chuẩn bị tốt nhất về tâm lý.

2.5 Nên khám phá bản thân

Tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao lưu, gặp gỡ nhiều người sẽ giúp các bạn có cơ hội học hỏi cũng như khám phá bản thân, từ đó đưa ra được những nhận định và quyết định “trưởng thành” hơn.

Nguồn: Tham khảo

Xem thêm:

Tin liên quan

Hướng dẫn viết hồ sơ xin việc bằng tiếng Trung chuẩn 2021

adminxhb

Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc ấn tượng

adminxhb

Ngành Kiến trúc cảnh quan là ngành gì? Ra trường làm ở đâu?

adminxhb