XÉT HỌC BẠ
KỸ NĂNG THÀNH CÔNG

Làm thế nào để cải thiện kỹ năng cho người ít nói?

Kỹ năng cho người ít nói

Giao tiếp là một nghệ thuật không chỉ ở năng khiếu vốn có mà còn là một quá trình rèn luyện. Với những người hướng nội, ít nói, việc giao tiếp hiệu quả sẽ khó hơn gấp nhiều lần.

Nếu bạn là người thường hay cảm thấy rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp, thì nhất định phải đọc những thông tin dưới đây nhé.

1. Hãy giao tiếp một cách tự nhiên nhất có thể

Những bạn kiệm lời thường hay gặp vấn đề trong cách diễn đạt. Họ hay dùng những từ mang tính không dứt khoát, mang tính ngắt quãng như “à, ừ, hmm,..” khiến cho người nghe cảm thấy mất hứng thú khi giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên dừng lại suy nghĩ về vấn đề mình đang nói, tìm ý tưởng cho câu chuyện được trôi chảy hơn.

Để việc giao tiếp được diễn ra thuận lợi thì bạn cần phải học cách nói chuyện tự nhiên. Nó là gì? Hãy nhớ nguyên tắc FORM (Family (Gia đình) – Occupation (Nghề nghiệp) – Recreation (Thú tiêu khiển) – Motivation (Động lực)). Áp dụng nguyên tắc vàng sẽ khiến bạn có sự mở đầu câu chuyện một cách tự nhiên và thân thiện hơn.

Một số mẫu câu theo nguyên tắc FORM như sau:

  • Gia đình: Bố mẹ bạn khỏe không? Bạn có hay gặp bố mẹ không?
  • Nghề nghiệp: Dạo này bạn làm ở đâu? Công việc có thú vị không? Có hay đi công tác xa không?
  • Thú tiêu khiển: Bạn thích nghe hòa tấu à, mình cũng thế! Bạn thích nghệ sĩ nào thế?
  • Động lực: Điều bạn tiếc nhất trong cuộc đời là gì?

Ngôn ngữ hình thể cũng mang lại hiệu quả tốt khi giao tiếp. Mỉm cười vui vẻ hay nhìn vào mặt người khác khi nói chuyện thể hiện thái độ chân thành của bạn.

2. Tự tin khi giao tiếp trước đám đông

Là người ít nói, trầm tính, hẳn bạn sẽ bối rối và gặp khó khăn khi nói chuyện trước đám đông. Nhưng đừng lo! Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy thực hiện một số biện pháp sau nhé!

Kỹ năng cho người ít nói
Tập nói trước gương – Kỹ năng cho người ít nói

2.1 Tập nói trước gương

Việc nói chuyện với chính mình trước gương sẽ giúp ban tự tin hơn dần. Hãy tập trung và nói chậm hơn bình thường, một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất nhé.

2.2 Tập trung vào vấn đề chính

Nếu bạn đang trong một buổi thuyết trình, hãy xoay quanh nội dung bạn cần chuyển tải, tránh đi lan man làm mất thời gian của mọi người và cũng khiến đề tài của bạn không được đánh giá cao nhé.

2.3 Thả lỏng cơ thể

Một trong những cách để giúp tự tin hơn khi nói trước đám đông là bạn hãy hít một hơi thật sâu và thả lỏng cơ thể. Một khi tinh thần đã được ổn định thì bạn sẽ thấy chuyện này không có gì quá lo lắng như bạn nghĩ đâu.

2.4 Chuẩn bị những tình huống xấu

Một khi bạn đã mường tượng và có sự chuẩn bị cho những tình huống không may bất ngờ xảy ra, thì bạn sẽ không cảm thấy sợ hãi nữa.

2.5 Giao tiếp bằng mắt

Nhìn vào khán giả khi đang trong một buổi thuyết trình hay báo cáo sẽ giúp bạn được đánh giá cao, bởi họ có cảm giác là bạn đang giao lưu với họ. Tuy nhiên cũng tránh nhìn vào một ai đó quá lâu sẽ khiến họ mất tự nhiên nhé.

Một số ngôn ngữ hình thể như đưa tay hay đi qua lại trên sân khấu sẽ giúp bạn trông tự nhiên và bớt căng thẳng hơn.

3. Cải thiện kỹ năng dành cho người ít nói

Việc mở rộng các mối quan hệ bằng cách đi ăn uống, tham gia hoạt động ngoài trời hay sinh hoạt trong các hội nhóm sẽ giúp bạn cải thiện sự rụt rè một cách đáng kể đấy.

Có một môi trường để trò chuyện và rèn luyện cùng những người hoạt bát, năng động sẽ giúp bạn có những thay đổi tích cực hơn.

Nói tóm lại, bạn cần lưu ý các điều sau để thoát ra khỏi vỏ ốc của mình:

  • Giao lưu, tiếp xúc, gặp gỡ mọi người nhiều hơn
  • Đọc sách để có nhiều vốn từ, có thêm kiến thức để có nhiều đề tài khi nói chuyện
  • Xem các video tạo động lực, cải thiện sự rụt rè, nhút nhát
  • Kiên trì và không bỏ cuộc
  • Đặt ra những thử thách cho bản thân và tự thưởng khi thực hiện được.

(Theo Giatricuocsong)

Xem thêm:

Tin liên quan

5 triệu một tháng có đủ cho sinh viên xa nhà?

adminxhb

5 tuyệt chiêu giúp bạn tạo động lực

adminxhb

Kỹ năng mềm quan trọng không kém kiến thức

adminxhb