Làm sao để chọn đúng ngành nghề luôn là thắc mắc của nhiều bạn trẻ. Nghề nghiệp tương lai có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn ngành nghề hôm nay. Làm thế nào để chọn được đúng ngành nghề phù hợp với mình trong vô số ngành nghề đang có mặt trên thị trường? Việc xác định ngành học phù hợp đòi hỏi việc tự đánh giá cơ hội, khả năng quản lý nghề, nhu cầu xã hội với nghề,…
Bạn hãy tham khảo quy trình dưới đây để có sự lựa chọn đúng đắn cho nghề nghiệp của bạn nhé.
1. Những bước cần thực hiện trong chọn ngành
1.1 Đánh giá năng lực bản thân
Trước khi thực hiện việc chọn ngành nghề, bạn cần phải hiểu rõ bản thân. Việc tìm hiểu về sở thích, kỹ năng mềm, năng khiếu cũng như sự kết hợp tính cách để chọn ra một số nghề phù hợp với mình.
Bạn hãy chọn nghề mà bạn cảm thấy thật sự yêu thích, vì công việc đó sẽ gắn liền với hầu hết thời gian của bạn sau khi tốt nghiệp. Được làm việc đúng sở thích và đam mê sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
1.2 Lập danh sách ngành học
Sẽ có vô số ngành nghề bạn yêu thích. Tuy nhiên, không phải ngành nghề nào cũng có thể hợp với bạn, vì mỗi nghề đều có một yêu cầu khác nhau. Vậy làm sao để chọn đúng ngành? Bí quyết đó là: bạn hãy tìm ra điểm chung giữa cá tính bản thân và đặc thù của ngành để có sự lựa chọn đúng đắn nhé.
1.3 Hiểu về thị trường lao động
Bạn cần tìm hiểu nghề bạn yêu thích có còn phù hợp với xã hội hiện tại không. Thị trường lao động trong nước và quốc tế có còn cần thiết để bạn đáp ứng công việc hay không. Bạn không nên chọn một công việc đã lỗi thời vì như thế cũng đồng nghĩa với việc bạn mất đi nhiều cơ hội. Đó cũng là một yếu tố quan trọng để giải đáp cho câu hỏi “Làm sao để chọn đúng ngành?”

2. Chọn ngành theo nguyên tắc
2.1 Nguyên tắc 1: Chọn ngành trước, trường sau
Nhiều bạn hay đi ngược lại nguyên tắc này, chọn trường trước rồi đến chọn ngành, sẽ khiến bạn mất thời gian và đôi khi lại không tìm được ngành nghề phù hợp với bản thân. Xethocba liệt kê một số ngành phổ biến sau đây để bạn tham khảo nhé!
2.1.1 Khối ngành xã hội – nhân văn
- Khối ngành này bao gồm các ngành như sư phạm, luật, ngoại ngữ, báo chí truyền thông, du lịch, quan hệ quốc tế,…
- Là ngành học nghiên cứu về văn hóa của con người và sử dụng các phương pháp như lập luận, phân tích suy đoán và có những yếu tố lịch sử. Ngoài ra các bạn sinh viên còn được học thêm các kỹ năng: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,kỹ năng xử lý vấn đề,…
- Bạn cần có định hướng sớm một khi đã tìm ra đam mê và sở thích của mình. Tránh tình trạng học một ngành nhưng ra trường lại đi theo một nghề không liên quan.
2.1.2 Khối ngành khoa học – kỹ thuật
- Khối ngành này bao gồm các ngành liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế sản phẩm như cơ khí, công nghệ thông tin, giao thông vận tải, xây dựng,…
- Là ngành học liên quan trực tiếp đến các quá trình sản xuất sản phẩm từ kim, chỉ, cuốc, xẻng cho đến máy tính, điện thoại, robot,… Người làm việc trong các lĩnh vực này có thể áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, đồng thời nghiên cứu và cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Là một trong những ngành có nhu cầu lao động cao từ trong đến ngoài nước.

2.1.3 Khối ngành kinh tế – tài chính
- Khối ngành này bao gồm các ngành như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, marketing, kế toán – kiểm toán, tài chính – ngân hàng, …
- Đây là ngành nghề có nhu cầu rất lớn về lao động, ngày càng được các bạn trẻ chọn lựa do tính chất đa dạng của công việc cũng như có nguồn thu nhập cao.
2.1.4 Khối ngành nghệ thuật
- Khối ngành này bao gồm các ngành như âm nhạc, đạo diễn, quay phim, thiết kế đồ họa,…
- Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu giải trí ngày càng được quan tâm. Đây là ngành ít cạnh tranh nên sinh viên sau tốt nghiệp có nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm với mức lương khá cao.
2.1.5 Khối ngành thể dục thể thao
- Bao gồm các ngành liên quan đến thể dục thể thao.
- Các bạn lựa chọn ngành này đa phần được phát hiện có năng khiếu từ sớm. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể công tác quản lý hoặc giảng dạy trong các lĩnh vực thể dục thể thao.
2.2 Nguyên tắc 2: hãy chọn ngành cụ thể
Các bạn nên chọn các ngành chuyên đào tạo về một lĩnh vực cụ thể như tài chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán, marketing, đạo diễn, bóng đá,…
2.3 Nguyên tắc 3: đánh giá chuyên môn của ngành và năng lực bản thân có tương thích không
Việc cân nhắc ngành học rất quan trọng. Vì nếu bạn không có những tố chất cần có mà ngành nghề đó yêu cầu thì sẽ rất khó cho bạn trên bước đường thành công sau này. Ví dụ như ngành kế toán – kiểm toán thì bạn phải là một người cẩn thận, chi tiết, tỉ mỉ, thích làm việc với các con số
2.4 Nguyên tắc 4: tìm trường có thế mạnh về chuyên ngành bạn chọn
Việc chọn cho mình một ngôi trường nổi tiếng về chuyên ngành bạn chọn sẽ thuận lợi hơn trong việc ứng cử sau này. Ví dụ, bạn muốn chọn khối ngành khoa học – kỹ thuật thì nên chọn các trường như Đại học Bách khoa TP.HCM, đại học Sư phạm Kỹ thuật, đai học Công nghiệp, Đại học Giao thông vận tải,… Bạn đừng nên chọn học ngành khoa học – kỹ thuật tại các trường không liên quan.
2.5 Nguyên tắc 5: chọn trường có môi trường học tập tốt
Bạn sẽ phát triển được tư duy cũng như khả năng thích ứng cao nếu được học tập trong một môi trường năng động, nhiệt huyết. Một số nhà tuyển dụng đánh giá cao các bạn sinh viên tốt nghiệp ở một trường nổi tiếng.
Một số trường Đại học nổi tiếng năng động có thể kể đến như Đại hoc Ngoại thương, Đại học Kinh tế, Đại học Bách khoa, Đại học Kiến trúc, Đại học Quốc tế Hồng Bàng,…
Hy vọng bài viết “Làm sao để chọn đúng ngành?” sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về cách để định hướng được ngành nghề phù hợp với bản thân. Chúc các bạn thành công!
Tổng hợp từ Internet
Xem thêm: