XÉT HỌC BẠ
HƯỚNG NGHIỆP

Ngành Kiến trúc là ngành gì? Nên học ở trường nào tốt?

Ngành kiến trúc là ngành gì

Ngành Kiến trúc là ngành gì? Nên học ở trường nào tốt?

Có bao giờ bạn nhìn thấy những tòa nhà chọc trời, những cao ốc đồ sộ,… và bạn tự hỏi làm thế nào người ta có thể xây dựng được như thế không?

Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế xã hội, con người càng chú trọng tính thẩm mỹ của không gian sống, làm việc, học tập và vui chơi, ngành Kiến trúc càng trở nên hấp dẫn hơn. Vậy ngành Kiến trúc là ngành gì? Cần có những tố chất gì? Học ở đâu tốt? Hãy cùng Xethocba tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Kiến trúc là ngành gì?

Kiến trúc được xếp vào ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức, sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc.

Sinh viên học ngành Kiến trúc sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng về kiến trúc mỹ thuật cũng như kế hoạch thi công, dự trù ngân sách, quản lý đầu tư, giám sát an toàn lao động,…

Ngành kiến trúc là ngành gì
Ngành kiến trúc là ngành gì

2. Học Kiến trúc cần có những tố chất gì?

Kiến trúc là một ngành học thiên về năng khiếu, nên không phải ai cũng có thể học ngành này. Vậy cần có những tố chất gì để bạn phát triển được tốt nhất?

2.1 Giỏi tính toán

Sự tính toán, đo đạc là điều cần thiết trong xây dựng. Vì thế, nếu bạn yêu thích ngành Kiến trúc và  thấy mình có khiếu 2 môn Tón và Lý thì bạn có thể theo đuổi học ngành này rồi.

2.2 Gu thẩm mỹ tốt

Sự an toàn và vững vàng là yếu tố cần thiết. Bên cạnh đó, tính thẩm mỹ cũng là điều cần có để bảo đảm tính mỹ quan đô thị.

Nếu đã xác định từ sớm, bạn nên tham gia các khóa học vẽ ngay từ cấp ba để nâng cao tính thẩm mỹ cũng như cải thiện năng lực vẽ.

2.3 Có tính sáng tạo

Kiến trúc là một ngành đòi hỏi sự sáng tạo cao để cho ra những công trình độc đáo và thiết thực. Do đó, sáng tạo là một kỹ năng mà kiến trúc sư luôn cần cập nhật và nâng cao.

2.4 Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến

Việc lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng vai trò rất quan trọng của một Kiến trúc sư. Đó có thể là ý kiến, kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước, hoặc những góp ý, những yêu cầu của khách hàng nhằm hoàn thiện bản vẽ một cách tốt nhất.

2.5 Kỹ năng thuyết trình tốt

Ngoài việc cặm cụi với các bản vẽ, Kiến trúc sư còn phải gặp gỡ và giao tiếp với các đối tác, khách hàng, đồng nghiệp.

2.6 Đam mê và nhiệt huyết

Trong bất kỳ công việc nào cũng vậy, sự đam mê và lòng nhiệt huyết sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công và tiến xa hơn trên con đường phía trước.

Ngành kiến trúc là ngành gì
Học Kiến trúc cần có những tố chất gì?

3. Học Kiến trúc ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc, các bạn có thể tham gia vào các vai trò sau:

  • Kiến trúc sư.
  • Kiến túc sư thiết kế.
  • Kiến trúc sư công trình.
  • Kiến trúc sư quy hoạch.
  • Kiến trúc sư chủ trì.
  • Kiến trúc sư cảnh quan.
  • Trưởng nhóm thiết kế kiến trúc.
  • Kiến trúc sư hệ thống.
  • Họa viên thiết kế.
  • Họa viên kiến trúc.

4. Mức lương của ngành Kiến trúc ra sao?

Mức lương ngành Kiến trúc tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực của mỗi người. Dưới đây là mức lương của một số vị trí, cụ thể như sau:

  • Kiến trúc sư công trình: là vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong ngành Kiến trúc. Mức lương dao động từ 7 – 34 triệu/tháng tùy theo kinh nghiệm và năng lực.
  • Kiến trúc sư quy hoạch: thường công tác trong các cơ quan nhà nước, hoặc tại các công ty, tập đoàn xây dựng. Mức lương dao động từ 10 – 15 triệu/tháng.
  • Kiến trúc sư nội thất: lương từ 8 – 12 triệu/tháng
  • Kiến trúc sư cảnh quan: tuy là vị trí ít được các nhà tuyển dụng săn đón, nhưng mức lương trung bình của ngành này khá cao, từ 10 – 20 triệu/tháng.
  • Kiến trúc sư triển khai: vị trí này có mức lương từ 9 – 12 triệu/tháng
  • Kiến trúc sư xây dựng: vị trí này có mức lương từ 12 – 15 triệu/tháng

5. Ngành Kiến trúc thi khối nào, tổ hợp môn gì?

Ngành Kiến trúc hiện nay được xét tuyển qua nhiều khối thi và tổ hợp môn khác nhau, là cơ hội cho các bạn chọn lựa khối thi sở trường. Cụ thể:

  • Khối V00: Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật
  • Khối V02: Toán, Anh, , Vẽ mỹ thuật
  • Khối H01: Toán, Vân, Vẽ mỹ thuật
  • Khối H02: Văn, Anh, Vẽ mỹ thuật
  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa
  • Khối D01: Toán, Văn, Anh

6. Những trường nào đang đào tạo ngành Kiến trúc?

  • Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội…
  • Đại học Khoa học Huế
  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Bách khoa TPHCM
  • Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Trên đây là những chia sẻ về ngành Kiến trúc. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn có sự định hướng tốt nhất để phát triển nghề nghiệp cho tương lai.

(Tổng hợp)

Xem thêm:

Tin liên quan

Những điều bạn nên biết về nghề nghiệp CNTT

adminxhb

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán giúp CV của bạn hoàn hảo

adminxhb

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV nên viết như thế nào?

adminxhb