Ngành Kỹ thuật xây dựng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước . Vậy ngành Kỹ thuật xây dựng là ngành gì? Cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng Xethocba tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Ngành Kỹ thuật xây dựng là gì?
Kỹ thuật xây dựng là ngành kỹ thuật công trình xây dựng bao gồm tư vấn, thiết kế, thi công, quản lý, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng như sân bay, cảng biển, đường sắt, đường hầm, cao ốc,…
Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật xây dựng sẽ được đào tạo các kiển thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế, phương pháp xây dựng kết cấu địa tầng, cùng với các kiến thức về nguyên tắc quản lý, kinh tế, luật pháp…
Kỹ sư công trình xây dựng được chia thành 3 nhóm:
- Ngoài công trường: là các kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình.
- Trong công xưởng: là các kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng.
- Trong văn phòng: có nhiệm vụ tư vấn, dự toán, thiết kế kỹ thuật, trẩm tra thiết kế, đào tạo và giảng dạy.
2. Học ngành Kỹ thuật xây dựng cần có tố chất gì?
Để đạt được những thành công nhất định khi theo học ngành Kỹ thuật xây dựng, bạn cần có các tố chất và kỹ năng sau:
- Có thế mạnh các môn tự nhiên, tính toán giỏi
- Có khả năng tư duy, logic.
- Thích tìm tòi, trau dồi kiến thức về mảng xây dựng.
- Thích sáng tạo. Có kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý,..
- Tinh thần làm việc theo nhóm tốt.
- Có khả năng chịu áp lực cao.
3. Nữ giới có theo học ngành Kỹ sư xây dựng được không?
Kỹ thuật xây dựng là một nghề nặng nhọc, thường hay phải đi công tác. Thế nên ngành này đa phần được các bạn nam chọn lựa. Tuy nhiên, nếu đủ đam mê, nữ giới cũng có thể theo học ngành này bởi ngành xây dựng không có nghĩa là làm việc trong một môi trường đầy bụi và nắng. Các bạn nữ có thể làm việc trong văn phòng với những công việc như tư vấn, lập hồ sơ mời thầu, thẩm định,..
4. Mức lương của Kỹ sư xây dựng là bao nhiêu?
Mức lương của một kỹ sư xây dựng tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của mỗi người. Ngoài ra, sau khi ra trường, các bạn có thể chọn làm việc trong văn phòng hoặc ngoài công trường. Mức lương thông thường được phân bổ như sau:
- Chưa có kinh nghiệm: 6 – 8 triệu/tháng
- Kinh nghiệm từ 2 năm: mức lương từ 8 – 12 triệu/tháng
- Kinh nghiệm từ 3 năm trở lên: mức lương từ 15 – 20 triệu/tháng, tùy theo quy mô công ty.
5. Ngành Kỹ thuật xây dựng thi khối nào?
Ngành Kỹ thuật xây dựng được xét tuyển theo các tổ hợp môn và khối thi sau:
- A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học).
- A01 (Toán, Vật Lý, tiếng Anh).
- D07 (Toán, Hóa học, tiếng Anh).
- D29 (Toán, Vật lý, Tiếng Pháp).
- D01 (Toán, Văn, tiếng Anh).
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
- B00 (Toán, Hóa, Sinh học)
- C01 (Toán, Văn, Vật lý).
- C02 (Ngữ Văn, Toán, Hóa học).
- A16 (Toán học, Khoa học tự nhiên, Ngữ Văn).
6. Trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng
- Đại học Xây dựng Hà Nội.
- Đại học Kiến trúc Hà Nội.
- Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội.
- Đại học Vinh.
- Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng.
- Đại học Hàng hải Việt Nam.
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.
- Đại học Kiến trúc TP.HCM.
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Kỹ thuật xây dựng là một ngành có cơ hội việc làm lớn cùng với mức lương khá ổn. Hy vọng những thông tin trên đây là cơ sở để bạn có sự chọn lựa hợp lý cho ngành nghề trong tương lai. Chúc các bạn như ý!
(Tổng hợp)
Xem thêm: