Ngành Luật là gì? Ra trường làm ở đâu?
Theo số liệu năm 2020, cần trên 20.000 nhân sự cho riêng chức danh tư pháp. Điều đó cho thấy rằng ngành Luật mang đến một cơ hội việc làm rộng mở phía trước và có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Vậy bạn đã hiểu ngành Luật là gì? Sau khi tốt nghiệp ra trường bạn sẽ làm gì? Làm ở đâu? Hãy cùng Xethocba tìm hiểu về ngành học này để có định hướng tốt hơn cho tương lai nhé.
Mục lục
1. Ngành Luật là gì?
Ngành Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý…
Sinh viên theo học ngành Luật được trang bị các kiến thức như: Luật dân sự, Luật hình sự, Luật hành chính, Luật kinh tế, Luật quốc tế,…
2. Học Luật cần có những tố chất gì?
Mỗi người sẽ có những cá tính khác nhau. Tuy nhiên, những bạn học ngành Luật thì hầu như sẽ có nhiều điểm chung đặc biệt. Cụ thể:
2.1 Công bằng, khách quan và trung thực
Nhiệm vụ của một luật sư là bảo vệ công lý, bài trừ tội ác. Vì thế, bạn cần phải thật tỉnh táo khi giải quyết vấn đề để có một quyết định khách quan, không gây thiệt hại cho bên nào.
Hãy tôn trọng và bảo vệ sự thật để trở thành một luật sư tài giỏi để luôn được xã hội tôn trọng bạn nhé.
2.2 Có tư duy tốt
Khi gặp một vấn đề, bạn có thể vận dụng kiến thức để xâu chuỗi, chọn lọc để tìm ra căn cứ và đưa ra phương án giải quyết. Đây là tố chất cần có nếu bạn chọn ngành Luật.
2.3 Tự tin trước đám đông
Khả năng diễn đạt trước đám đông là điều bạn cần phải rèn luyện từ khi còn trên ghế giảng đường. Bạn có thể tham gia những hội nhóm để cải thiện việc giao tiếp, hoặc tập nói chuyện trước gương với giọng nói to, rõ ràng, mạch lạc và đầy sức thuyết phục,…
2.4 Hãy giữ vững lập trường của mình
Người học Luật là người phải biết cách vận dụng lí lẽ và khả năng ăn nói để có thể thuyết phục người khác. Nhất định bạn phải giữ vững lập trường của mình và không lung lay trước bất kỳ một ý kiến nào.
Ngoài ra, biết lắng nghe là một yếu tố cần thiết bởi ngoài sự ghi nhận những thông tin một cách chính xác, còn là cách thể hiện sự tôn trọng với những người xung quanh.
2.5 Ham học hỏi
Ngoài khối lượng kiến thức bạn phải thu nạp trong quá trình học, bên cạnh đó bạn cần phải chủ động trau dồi thêm các kiến thức và kinh nghiệm để tìm ra vấn đề dưới góc độ pháp luật. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến bộ trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp, đi làm.
2.6 Có niềm đam mê
Ngành Luật là một ngành đòi hỏi sự am hiểu về xã hội, tâm lý con người, giàu lòng nhân ái, nhạy bén về chính trị,… thế nên chỉ có đam mê mới giúp bạn vượt qua những khó khăn để không ngừng học hỏi tiến về phía trước.

3. Học Luật ra trường làm gì?
Nhiều bạn lầm tưởng học Luật ra trường chỉ làm luật sư. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân,… như:
- Tư vấn dịch vụ pháp lý tại các Công ty luật, văn phòng luật sư, phòng công chứng,…
- Tư vấn pháp lý trong các doanh nghiệp
- Làm việc tại các cơ quan tư pháp như Tòaán nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án.
- Công tác tại các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội
- Công tác trong các cơ quan chính quyền các cấp gồm các cơ quan trung ương và cơ quan địa phương : Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Chính Phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ngành Trung ương,…
- Tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục về ngành Luật
4. Học Luật thi khối gì?
Ngành Luật được các trường xét tuyển với các khối thi và tổ hợp môn đa dạng như sau:
- Khối A00: Toán, Lý, Hóa
- Khối A01: Toán, Lý, Anh
- Khối D01: Văn, Toán, Anh
- Khối D03: Văn, Toán, Tiếng Pháp
- Khối D06: Văn, Toán, Tiếng Nhật
- Khối C00: Văn, Sử, Địa
5. Những trường nào đang đào tạo ngành Luật?
Hiện trên cả nước có gần 20 trường đại học đào tạo ngành Luật. Tuy nhiên không phải trường nào cũng có chất lượng đào tạo tốt.
Dưới đây là một số trường tiêu biểu:
5.1 Miền Bắc
- Đại học Luật Hà Nội
- Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Tòa án
- Đại học Kinh tế Quốc dân
5.2 Miền Trung:
- Trường Đại Học Luật Huế
- Khoa Luật – Đại học Vinh
- Đại học Đà Nẵng
5.3 Miền Nam:
- Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Kinh Tế – Luật – Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Khoa Luật – Đại học Cần Thơ
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Luật là gì. Chúc bạn thành công với con đường của mình.
Xem thêm:
- Ngành Quản trị khách sạn học gì? Có nên học ngành Quản trị khách sạn
- Thiết kế đồ họa: Ngành nghề thỏa sức sáng tạo và đầy hấp dẫn
Nguồn: Tham khảo