Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành học gì? Ra trường làm việc gì?
Được mệnh danh là đầu tàu của ngành công nghiệp không khói, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng. Với tốc độ tăng trưởng vượt bậc, điều này đã và đang mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp trong một môi trường năng động cho các bạn yêu thích ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành.
Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng XetHocBa.vn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành là học gì?
- 2. Tốt nghiệp ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành ra làm gì?
- 3. Mức lương của ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành là bao nhiêu?
- 4. Những tố chất nào cần có cho sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
- 5. Các trường nào đang đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành?
- 6. Học ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ Hành phải thi những môn nào?
1. Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành là học gì?
Các bạn tham gia ngành này sẽ được đào tạo:
- Các kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, văn hóa, tập quán của du khách trong và ngoài nước.
- Kỹ năng của một hướng dẫn viên du lịch, thiết kế điều hành tour.
- Quản trị sự kiện, quản trị kinh doanh lữ hành.
- Giải quyết các tình huống phát sinh trong ngành dịch vụ.
- …
2. Tốt nghiệp ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành ra làm gì?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể nộp đơn vào các vị trí sau:
- Hướng dẫn viên du lịch.
- Chuyên viên khai thác, thiết kế và điều hành tour.
- Nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng tại các khách sạn, resort.
- Nhân viên sales.
- Công tác tại các trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác quốc tế và bồi dưỡng nghiệp vụ du lích tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
- Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
3. Mức lương của ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành là bao nhiêu?
Mỗi vị trí sẽ có mức thu nhập khác nhau, tuy nhiên, mức lương của ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành dao động từ 8-15 triệu đồng/tháng.
4. Những tố chất nào cần có cho sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
4.1 Kỹ năng giao tiếp tốt
Để đạt hiệu suất công việc hiệu quả, khả năng giao tiếp tốt, vui vẻ, thân thiện cùng ứng xử linh hoạt sẽ là một lợi thế trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng khi bạn lựa chọn ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành.
Nếu bạn chưa mạnh về kỹ năng này, cần phải bắt buộc có sự rèn luyện cách làm chủ ngôn ngữ như tự xây dựng các bài nói chuyện giữa đám đông và tập nói trước gương. Tuyệt đối tránh trường hợp chủ quan khi tự cho mình là người nhiệt tình, lanh lợi.
4.2 Khả năng tổ chức, quản lý tốt
Bạn cần có khả năng tổ chức và sắp xếp khoa học để đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, việc giữ tâm lý ổn định cùng phong cách chuyên nghiệp là một điều quan trọng không kém mà các bạn nên rèn luyện
4.3 Tự tin, năng động và yêu thích di chuyển
Để làm tốt vai trò của một chuyên viên trong lĩnh vực Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, sự bản lĩnh, tự tin, nhạy bén để giải quyết những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng là điều cần phải có.
Ngoài việc giao tiếp, gặp gỡ rất nhiều người, bạn có thể thường xuyên phải di chuyển hay đi công tác xa.
4.4 Có kiến thức rộng
Vốn kiến thức về văn hóa, con người, ẩm thực,…là điều các bạn học ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành cần phải trang bị. Điều này sẽ góp phần trong việc quảng bá những nét đặc sắc riêng của từng vùng miền, thu hút khách du lịch đến từ các nơi trong và ngoài nước.
4.5 Giỏi ngoại ngữ
Việc thành thạo ngoại ngữ sẽ là đôi cánh giúp bạn bay cao, bay xa hơn trong lĩnh vực Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành. Đây cũng là một công cụ đắc lực giúp bạn giao lưu văn hóa, kết nối thế giới một cách dễ dàng và thuận lợi nhất.

5. Các trường nào đang đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành?
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Đại học Hà Nội
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Ngoại ngữ
- Đại học Kinh tế – Tài chính
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
6. Học ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ Hành phải thi những môn nào?
- Khối D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
- Khối D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- Khối D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
- Khối C00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã làm “bốc hơi” 1.300 tỷ USD doanh thu của ngành Du lịch toàn cầu và dự kiến đến năm 2023 hoạt động đi lại trên thế giới mới có thể trở lại bình thường.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp không khói của Việt Nam được đánh giá là tiềm năng vẫn còn rất lớn. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Việt Nam nằm trong TOP 10 danh sách các quốc gia tăng trưởng du lịch nhanh nhất năm 2019. Vì thế, đây vẫn là ngành nghề nhiều sức hút với một tương lai đầy hứa hẹn.
(Nguồn: tổng hợp)
Xem thêm: