Ngành truyền thông đa phương tiện – Cơn sóng số đang trên đà phát triển
Với sự vận động liên tục của xã hội, sự phát triển vượt bậc của công nghệ như vũ bão trong thời đại công nghệ số, truyền thông đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, trong xã hội và cả cuộc sống cá nhân. Sự đa dạng, mới mẻ của ngành cùng với mức thu nhập hấp dẫn đã thu hút nhiều bạn trẻ năng động ưa khám phá và sáng tạo. Hãy cùng XetHocBa.vn tìm hiểu các thông tin liên quan đến ngành Truyền thông đa phương tiện nhé.
Mục lục
- 1. Ngành truyền thông đa phương tiện là ngành gì?
- 2. Sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện được trang bị những kiến thức gì?
- 3. Tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện ra làm gì?
- 4. Mức lương sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện là bao nhiêu?
- 5. Những tố chất nào cần có của sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện
- 6. Ngành Truyền thông đa phương tiện thi các tổ hợp môn nào?
- 7. Các trường đại học nào đang đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện?
1. Ngành truyền thông đa phương tiện là ngành gì?
Truyền thông đa phương tiện là ngành sử dụng công nghệ thông tin cùng với kiến thức báo chí truyền thông nhằm sáng tạo, thiết kế và phát triển các ứng dụng đa phương tiện với các lĩnh vực truyền thông như báo chí, giải trí, giáo dục, sản xuất phim, trò chơi, tổ chức sự kiên, …
Đây là ngành đào tạo ra các nguồn nhân lực sáng tạo và làm chủ công nghệ truyền thông đa phương tiện (Multimedia).
2. Sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện được trang bị những kiến thức gì?
Học ngành truyền thông đa phương tiện, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin. Cùng những kiến thức chuyên sâu, cũng như kỹ năng về báo chí, truyền thông và quảng cáo để có thể viết các ấn phẩm báo chí, biên tập, thiết kế sách báo, sáng tạo nội dung video.
Ngoài ra, các bạn theo học ngành truyền thông đa phương tiện còn được trang bị kiến thức về kỹ năng chụp ảnh, phỏng vấn, ghi hình, thu thập thông tin, xử lý thông tin, thuyết trình, đàm phán,…
3. Tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện ra làm gì?
Cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở nhiều cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục,.. Đồng thời, có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau ở trong nước và quốc tế. Dưới đây là một số công việc cụ thể:
- Biên tập viên: xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh , xử lý âm thanh, hình ảnh, thiết kế các nội dung truyền hình,..
- Quản lý, xây dựng nội dung báo chí, thông cáo, ấn phẩm, truyện tranh,…
- Chuyên gia thiết kế bao bì, nhãn hiệu, logo, biển hiệu, hệ thống nhận dạng thương hiệu,…
- Thiết kế website: thiết kế giao diện, chức năng cho website, xây dựng hình ảnh và nội dung cho website cho các công ty, doanh nghiệp.
- Thiết kế đồ họa 3D: ứng dụng trong các trò chơi, các phác đồ về y học, sơ đồ công nghiệp, du lịch,…
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo có liên quan đến ngành.
4. Mức lương sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện là bao nhiêu?
Công nghệ ngày càng phát triển, tính chất thông điệp được truyền tải ngày càng tinh tế, đa dạng hơn nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Chính vì vậy, ngành Truyền thông đa phương tiện được đánh giá là một trong 5 nghề hấp dẫn hiện nay. Mức lương trung bình của ngành Truyền thông đa phương tiện dao động từ 300 – 1000 USD/tháng. Trong đó:
- Mức lương của sinh viên mới ra trường: 6-9 triệu đồng/tháng
- Mức lương cử nhân Truyền thông đa phương tiện với kinh nghiệm 1-2 năm: 9-14 triệu đồng/tháng
- Mức lương dành cho cử nhân thâm niên và giàu kinh nghiệm: 15-20 triệu đồng/tháng. Với những người có năng lực, có khi lên hàng nghìn đô/tháng.
5. Những tố chất nào cần có của sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện
- Có khiếu thẩm mỹ
- Có kỹ năng viết tốt
- Có óc sáng tạo, nhiều ý tưởng
- Có kỹ năng viết tốt
- Có khả năng tư duy nhạy bén
- Có khả năng biên tập nội dung
- Có khả năng tổng hợp, phân tích
- Ham học hỏi
Việc cố gắng rèn luyện và trau dồi kỹ năng sẽ giúp cho việc học và làm được thuận lợi hơn
6. Ngành Truyền thông đa phương tiện thi các tổ hợp môn nào?
- Khối A01: Toán, Lý, Anh
- Khối C00: Văn, Sử, Địa
- D01: Toán, Văn, Anh
- Khối D78: Văn, Anh, KHXH
7. Các trường đại học nào đang đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện?
Hiện nay có nhiều trường đang đào tạo ngành này, trong đó một số trường nổi bật được kể đến như:
- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Trên đây là những thông tin về ngành Truyền thông đa phương tiện. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết giúp bạn có cái nhìn tổng thể và đưa ra quyết định trong việc chọn lựa ngành nghề trong bước đường tương lai.
Tổng hợp từ Internet
Xem thêm: