XÉT HỌC BẠ
KỸ NĂNG THÀNH CÔNG

Nghệ thuật từ chối: Cách nói “Không” mà vẫn được lòng

Trong giao tiếp hàng ngày, giữ được sự tôn trọng với đối phương là điều tối cần thiết. Tuy nhiên, sự tôn trọng không có nghĩa là luôn lắng nghe, luôn đồng ý tất cả những ý kiến của người khác. Kỹ năng từ chối là một trong những kỹ năng quan trọng mà bất kỳ ai trong chúng ta đều cần phải học để không làm phật lòng đối phương.

1. Từ chối trong từng tình huống

1.1 Trong công việc

Chúng ta hẳn rất nhiều lần được cấp trên giao phó những công việc phát sinh, không có trong kế hoạch; hoặc sự nhờ vả đến từ các đồng nghiệp. Nếu đó là những công việc không thuộc phạm trù của bạn, hay bạn không thích hoặc không có thời gian đủ,…hãy biết từ chối.

1.2 Trong tình cảm

Việc mập mờ, không rõ ràng trong tình cảm về lâu về dài sẽ khiến đối phương tổn thương hơn. Hãy học cách từ chối nếu bạn nhận được lời mời hay lời tỏ tình từ một người mình không có tình cảm. Sự rõ ràng từ ban đầu sẽ khiến đối phương không bị hiểu lầm, tránh những rắc rối, hệ lụy về sau.

1.3 Trong cuộc sống

Bạn sẽ nhận được nhiều lời nhờ giúp đỡ ngoài xã hội. Không chỉ người quen biết mà cả những người xa lạ. Hãy cân nhắc, làm việc này được gì, học cách nói ra sao để bên kia không bị tổn thương, và mình không bị vạ lây. Ví dụ như việc từ chối bia rượu trên bàn tiệc cũng là cần phải học.

2. Vì sao cần phải rèn luyện nghệ thuật từ chối

Nhiều người vì sợ mích lòng, sợ đối phương buồn nên luôn đồng ý sự giúp đỡ từ người khác, khiến họ mệt mỏi và cảm thấy áp lực. Có một vấn đề bạn nên nhớ, chúng ta từ chối không phải vì chúng ta ích kỷ, mà chúng ta xây dựng nguyên tắc cho các mối quan hệ. Đây cũng thể hiện giá trị bản thân của mỗi người.

Nghệ thuật từ chối
Nghệ thuật từ chối

3. Không phải cứ gật đầu là tốt

Nhiều người cho rằng, việc giúp đỡ người khác sẽ thể hiện nhân cách của mình, vì thế họ luôn sẵn sàng gật đầu.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, những gì nhận được dễ dàng quá sẽ khiến người ta ít trân trọng. Chính vì điều này mà họ vô tình đã hạ thấp giá trị bản thân.

Nghệ thuật từ chối - Cách nói không mà vẫn được lòng
Nghệ thuật từ chối – Cách nói không mà vẫn được lòng

4. Học nghệ thuật từ chối: cũng là cách tôn trọng bản thân

Đừng trở thành người chỉ biết làm hài lòng người khác mà quên đi việc hài lòng chính mình. Điều bạn cần trước tiên là sống vui vẻ, sống khỏe, từ đó bạn mới có thể giúp đỡ người khác được.

Học cách từ chối là giảm bớt áp lực cho bản thân cũng như tránh được những rắc rối không đáng có. Bởi ai cũng có những công việc và trách nhiệm riêng, không phải lúc nào cũng ôm đồm hay gánh thay người khác được.

5. Nghệ thuật từ chối: Cách nói không mà vẫn được lòng

5.1 Hãy cho đối phương hiểu rõ hoàn cảnh của mình

Khi một người yêu cầu giúp đỡ, họ luôn hy vọng điều mong chờ của mình sẽ được thực hiện mà quên đi những rủi ro hay phiền toái có thể xảy đến cho đối phương.

Bạn đừng ngại cho họ biết nếu điều đó có khả năng mang lại hậu quả xấu, hy vọng họ thấu hiểu và thông cảm.

5.2 Hãy lịch sự

Khi không đủ năng lực, thời gian hoặc đơn giản là không muốn thực hiện lời giúp đỡ, hãy đừng tỏ ra khó chịu. Một lời từ chối lịch sự và nhã nhặn sẽ được đối phương thông cảm và đánh giá cao.

5.3 Hãy chân thành

Nói lời từ chối không phải là một việc làm dễ chịu. Lời từ chối và nhẹ nhàng xin lỗi là cách giảm nhẹ căng thẳng đôi bên. Với các đối tác, khi từ chối cần có thái độ thật lòng. Một cái bắt tay, một hành động đưa tiễn chân thành có thể sẽ tạo nên một mối quan hệ tốt trong tương lai.

Đừng bao giờ thấy có lỗi khi từ chối bởi vì chúng ta sinh ra không phải để làm hài lòng người khác. Hãy sống và rèn luyện cho chính bản thân mình.

Xem thêm:

Nguồn: Tham khảo

Tin liên quan

9 điều tân sinh viên cần lưu ý, nhất định không được bỏ qua

adminxhb

Làm thế nào để cải thiện kỹ năng cho người ít nói?

adminxhb

Bật mí 8 bí kíp giúp sinh viên không bị cháy túi

adminxhb