XÉT HỌC BẠ
TIN GIÁO DỤC

Cảnh báo về thực trạng sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành

Sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành

Sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành, thực trạng cần cảnh báo

Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp không làm việc đúng với chuyên ngành được đào tạo đang chiếm khoảng 40-50%.

50% sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường đại học phải có khảo sát và công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp. Mục đích của việc khảo sát không chỉ để xem số liệu sinh viên có việc làm sau khi ra trường, mà còn để xem các sinh viên đó có làm đúng với chuyên ngành được đào tạo hay không.

Theo báo cáo chung từ các trường, sinh viên sau tốt nghiệp đều kiếm được việc làm, tuy nhiên có rất nhiều người làm việc trái với chuyên ngành được đào tạo.

Trước đó, theo kết quả khảo sát của Trường ĐH Bạc Liêu từ 744 sinh viên tốt nghiệp trong năm 2018. Sau 1 năm tốt nghiệp, có 190 người chưa tìm được việc làm, tương đương 13,4%. 554 người còn lại đã có việc làm nhưng có 40% người lại đang làm công việc không đúng với chuyên ngành đã được đào tạo.

 Tương tự, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật có 95% sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có việc làm, tuy nhiên, số người làm việc đúng ngành được đào tạo chỉ chiếm 47,6%; có liên quan ngành học 40% và 12,4%  đanglàm việc không đúng với ngành đã học.

Với báo cáo kết quả sinh viên tốt nghiệp năm 2018 của Trường Đại học Sài Gòn, trong số 1.566 sinh viên chỉ có 55% sinh viên ra trường làm đúng công việc như chuyên ngành đã được đào tạo; 23,5% liên quan ngành đào tạo, 21% không liên quan đến ngành học.

Với ngành Luật của Trường Đại học Thương mại, gần 40% sinh viên tốt nghiệp năm 2018 có công việc không liên quan đến chuyên ngành đào tạo. Trường Đại học Ngoại thương có 400 sinh viên tốt nghiệp năm 2018 nhưng có tới 113 người làm việc không liên quan đến chuyên ngành đã học.

Giải mã nguyên nhân

Với con số 40-50% sinh viên sau tốt nghiệp làm việc không đúng với chuyên ngành đã được đào tạo, đại diện các cơ sở giáo dục đã có những nhận định riêng.

Theo TS Bùi Mạnh Quân, Tổ trưởng Tổ đảm bảo chất lượng Trường ĐH Bạc Liêu, nguyên nhân chủ yếu do thực tế nhu cầu tuyển dụng các ngành nghề này. Các ngành có tỷ lệ này cao thường rơi vào nhóm ngành ngoài sư phạm, đào tạo theo hướng đa ngành.

Sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành
Sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành

PGS-TS Võ Trung Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng, cho rằng, nếu xét về tổng thể xã hội thì tỷ lệ 40-50% sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc không đúng với chuyên ngành đã được đào tạo là có vấn đề. Việc học ngành này nhưng ra trường làm ngành khác không chỉ gây lãng phí thời gian, chi phí cho sinh viên mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

TS Hùng cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: như nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu người lao động làm được việc mà không quá chú trọng đến bằng cấp. Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp chỉ mong muốn kiếm được việc làm, không yêu cầu phải tìm việc đúng chuyên ngành, miễn là có công việc để được bám trụ tại các thành phố lớn. Chưa kể, trong số những người làm không đúng ngành nhưng thực chất đang làm các công việc của ngành trong nhóm ngành gần…

“Tuy nhiên, không thể phủ nhận nguyên nhân gốc rễ của vấn đề nằm ở công tác dự báo nhân lực và quy hoạch mạng lưới ngành nghề đào tạo của chúng ta hiện nay chưa tốt. Phần lớn người làm trái ngành là do ra trường không tìm được việc làm đúng ngành nên phải đi làm công việc khác”, ông Hùng thẳng thắn.

Nguồn: Thanhnien

Xem thêm:

Tin liên quan

Nhiều ngành tuyển sinh bổ sung số lượng lớn

adminxhb

Đại học Quốc tế Hồng Bàng chính thức khởi động cuộc thi “Future me”

adminxhb

Ngành Dinh dưỡng – Bắt nhịp xu hướng sống “healthy”

xhbThienAn