XÉT HỌC BẠ
KỸ NĂNG THÀNH CÔNG MẸO HAY MÙA THI

10 cách khắc phục stress học đường

Stress học đường

Nhiều sinh viên hay gặp khó khăn khi luôn cố thực hiện mọi thứ một cách tốt nhất. Đôi khi, sự căng thẳng mà bạn gặp phải ở trường sẽ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn.

Nếu bạn là sinh viên và đang trong tình trạng đó, thì 12 cách sau đây giúp bạn hoàn thành công việc hiệu quả hơn mà không cảm thấy bị quá sức và quá tải.

1. Hãy thay đổi cách nhìn nhận

Bạn sẽ không thể làm bất cứ điều gì đúng trừ khi bạn thấy đó là việc đúng đắn. Trên thực tế, những lời khuyên nhủ của bạn bè hay gia đình sẽ không hiệu quả nếu bạn vẫn đang trong tình trạng bi quan và nghi ngờ.

Việc đầu tiên để vượt qua stress học đường một cách nhanh nhất là thay đổi cách nhìn nhận. Thay vì suy nghĩ là một sinh viên thật mệt mỏi khi gánh vác nhiều trách nhiệm, thì hãy xem đó là một đặc ân, một cơ hội giúp bạn tạo ra cho bản thân một tương lai tươi sáng.

2. Liệt kê những điều cần làm

Khi đã nhận ra tầm quan trọng của việc học và đến trường, tất nhiên bạn sẽ có một cái đầu sáng suốt hơn để thực hiện bước tiếp theo: lập danh sách những việc cần làm. Đây là bước cơ bản nhất nhưng lại là bước quan trọng nhất.

Trong đầu bạn phải hình dung ra những điều bạn cần phải hoàn thành với một thời gian cụ thể. Việc liệt kê danh sách sẽ giúp bạn có một định hướng rõ ràng, thoát khỏi những lo âu, suy nghĩ quá mức.

3. Lập kế hoạch quản lý thời gian hiệu quả

Hãy tạo ra một thời gian biểu và thực hiện theo đó. Việc quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn không phải bận tâm về những nhiệm vụ được giao ở trường, bạn sẽ có nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống bên ngoài với bạn bè, gia đình hay cho bản thân hơn.

4. Đừng quá lo lắng và tưởng tượng ra nhiều tình huống

Lo lắng những điều không cần thiết cho tương lai vừa không có lợi ích gì, lại còn không tốt cho sức khỏe.

Ngừng quan trọng hóa vấn đề và thôi lo lắng, ôm đồm công việc. Điều quan trọng nhất là bạn chỉ cần thực hiện mỗi thời điểm một nhiệm vụ mà thôi.

Stress học đường

5. Ưu tiên việc dễ làm trước, việc khó làm sau

Việc thực hiện  những việc dễ làm trước sẽ giúp bạn có một sự khởi động tốt hơn, chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt cho những việc khó hơn sau này.

6. Ngưng trì hoãn

Đừng vì sự lười biếng mà bạn không hoàn thành nhiệm vụ trong ngày của mình.Có một sự khác biệt giữa nghỉ ngơi và bỏ bê công việc. Đôi khi sự trì hoãn mang lại cho bạn cảm giác thích thú ngay lúc đó, nhưng rồi sau đó bạn sẽ nhận ra đó là một việc làm không đúng.

7. Làm từng công việc một

Đừng cố gắng hoàn thành nhiều việc một lần, nhất là với những việc đòi hỏi sự tập trung cao độ. Việc chỉnh sửa lại những sai sót khi ôm đồm một lúc nhiều việc còn làm bạn căng thẳng hơn.

Hãy hoàn thành từng việc một, đừng để trí óc và cơ thể bị quá tải.

8. Hãy xem những lời phê bình đều mang tính xây dựng

Một trong những stress học đường là bạn lo ngại bị giáo viên phê bình hoặc bạn cùng lớp góp ý. Tuy nhiên, hãy xem những lời phê bình, góp ý đó mang tính xây dựng, sẽ giúp bạn không chỉ giỏi hơn, mà còn tránh gặp phải những sai lầm tương tự trong tương lai.

9. Quên đi những chỉ trích

Những lời nói xấu, chỉ trích từ những người mang tính cách tiêu cực sẽ luôn hiện diện trong cuộc sống sinh viên. Vì thế, hãy chọn lựa giao du với những người phù hợp và nhận lời khuyên từ những người có ý tốt.

10. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là một trong những cách giúp bạn có đủ năng lượng sẵn sàng cho ngày mới. Đôi khi bạn gặp căng thẳng là do cơ thể bạn không có đủ thời gian để thư giãn và khởi động lại.

Hãy làm tốt vai trò của một sinh viên bằng cách hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, quản lý tốt lịch trình và đừng quên chăm sóc bản thân. Chỉ cần nhớ điều này và mọi việc khác sẽ tự theo sau một cách tốt nhất.

Xem thêm:

Nguồn: Tham khảo

Tin liên quan

10 cách để giải tỏa stress và mỏi mệt hiệu quả nhất

adminxhb

Bí quyết học và ôn thi hiệu quả 100%

adminxhb

10 bí quyết để thuyết phục bố mẹ

adminxhb