XÉT HỌC BẠ
HƯỚNG NGHIỆP

Học ngành Răng Hàm Mặt ra trường làm gì? Tất tần tật về ngành Răng Hàm Mặt

Ngành Răng Hàm Mặt ra trường làm gì

Ngành Răng Hàm Mặt – Ngành học chưa bao giờ hết hot!

Theo sự phát triển của xã hội, việc chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ ngày càng được người dân quan tâm và đầu tư nhiều hơn. Qua đó, Răng – Hàm – Mặt là một trong những ngành liên quan trực tiếp đến khả năng ăn uống cũng như ảnh hướng đến bề ngoài trong quá trình giao tiếp. Chính vì vậy, đây là một trong những chuyên ngành được các bạn trẻ yêu thích, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cùng với mức lương hấp dẫn cho các bác sĩ sau khi tốt nghiệp.

1. Học ngành Răng Hàm Mặt là học những gì?

Theo học ngành Răng – hàm – mặt, các bạn sẽ được cung cấp kiến thức từ các môn học cơ sở đến các môn học chuyên sâu như sinh lý, hóa sinh, lý luận về giải phẫu, mô phôi răng miệng, giải phẫu răng,…

Ngoài ra, các bạn sẽ được tham gia thực tập tại các cơ sở y tế chuyên khoa Răng Hàm Mặt để trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng về nha khoa, đáp ứng giải quyết về sức khỏe răng miệng cũng như nhu cầu thẩm mỹ của con người.

2. Những tố chất nào cần thiết cho một bác sĩ Răng Hàm Mặt?

Một người bác sĩ giỏi nhưng nếu thiếu đi cái tâm thì cũng là một thiếu sót lớn. Vì thế, để công việc chuyên môn được thuận lợi và trôi chảy, ngay từ bây giờ các bạn hãy tập rèn luyện và trau dồi bản thân để có thể trở thành một bác sĩ Răng Hàm Mặt chân chính nhé. Dưới đây là những tố chất cần thiết ở một người bác sĩ Răng – hàm – mặt:

  • Có y đức, lòng nhân hậu, biết yêu thương, thấu hiểu.
  • Có tính tỉ mỉ, cẩn thận.
  • Khả năng phán đoán và quan sát tốt
  • Có khả năng giải quyết tình huống
  • Có sức khỏe tốt và bền bỉ
  • Chịu được áp lực cao.
  • Không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn.

3. Trường đại học nào đang đào tạo ngành Răng Hàm Mặt?

Hiện nay có rất nhiều trường công lập và tư thục đang đào tạo ngành này. Dưới đây là một số trường tiêu biểu mà các bạn có thể thao khảo và lựa chọn:

  • Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trường Đại học Y dược – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Y dược – Trường Đại học Huế
  • Trường Đại học Y dược TP.HCM
  • Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Y dược Cần Thơ

Tùy theo vị trí địa lý nơi bạn đang sinh sống mà có thể chọn một ngôi trường đào tạo phù hợp nhất cho ngành Răng Hàm Mặt hiện nay.

Sinh viên ngành Răng Hàm Mặt đang thực tập
Sinh viên ngành Răng Hàm Mặt đang thực tập (Ảnh: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng)

4. Khối thi và tổ hợp môn nào dành cho ngành Răng Hàm Mặt?

Khi đã có sự yêu thích dành cho ngành học này, các bạn sẽ đặt câu hỏi ngành này sẽ thi những môn nào. Việc chuẩn bị tổ hợp môn phù hợp với bản thân sẽ giúp cho bạn có cơ hội được trúng tuyển dễ dàng hơn. Dưới đây là các khối thi xét tuyển cho ngành Răng Hàm Mặt hiện nay:

  • Khối B00: Toán, Hóa, Sinh
  • Khối A00: Toán, Hóa, Lý
  • Khối A16: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên
  • Khối C02: Toán, Ngữ văn, Sinh
  • Khối D90: Toán, tiếng Anh, Khoa học tự nhiên

5. Điểm xét tuyển ngành Răng Hàm Mặt tại các trường đại học như thế nào?

Với sự phát triển của xã hội, ngành Răng Hàm Mặt đã và đang trở thành một ngành được nhiều thí sinh lựa chọn. Vậy điểm xét tuyển tại các trường được tính như thế nào?

Điểm chuẩn xét tuyển vào ngành Răng Hàm Mặt trong năm 2021 được thống kê như sau:

  • Trường Đại học Y dược TP.HCM: 27.65 điểm
  • Trường Đại học Y Hà Nội: 28,45 điểm
  • Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: 27,35 điểm
  • Trường Đại học Y dược Thái Nguyên: 26,25 điểm
  • Trường Đại học Y dược Cần Thơ: 26,75 điểm
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng: 22 điểm

6. Tốt nghiệp ngành Răng Hàm Mặt ra trường làm gì?

Bác sĩ trong thời đại nào cũng luôn được coi là một nghề cao quý và được trọng vọng. Hơn nữa, ngành Răng Hàm Mặt đã và đang là ngành nghề có nhiều cơ hội nghề nghiệp vì nhu cầu xã hội rất cao.
Sau khi kết thúc chương trình đào tạo ngành Răng Hàm Mặt, các bạn có thể làm việc tại các nơi sau:

  • Làm bác sĩ khoa Răng – hàm – mặt tại các phòng khám, trung tâm y tế hoặc các bệnh viện.
  • Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học có đào tạo ngành Răng Hàm Mặt.
  • Làm chuyên viên trong các tổ chức nhà nước hoặc phi chính phủ.
  • Mở phòng khám, trung tâm nha khoa.

7. Mức lương bác sĩ ngành Răng Hàm Mặt là bao nhiêu?

Thu nhập thấp nhất của một bác sĩ là 8 triệu đồng. Ngoài ra, mức lương của các bác sĩ còn được phân bổ theo tiêu chí sau:

7.1 Mức lương dựa trên kinh nghiệm

Nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp dĩ nhiên sẽ có thu nhập ít hơn mức lương của một bác sĩ Răng – hàm – mặt lâu năm và dày dạn kinh nghiệm.

  • Với một sinh viên thực tập, mức lương tối thiểu trong khoảng 4-6 triệu đồng. Mức lương này sẽ dao động tùy quy mô phòng khám.
  • Với bác sĩ Răng – hàm – mặt có kinh nghiệm từ 1-3 năm thì mức lương từ 10-15 triệu đồng.
  • Với các bác sĩ răng hàm mặt có kinh nghiệm trên 3 năm thì mức lương từ 15-20 triệu đồng.

Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào quy mô của bệnh viện, phòng khám mà mức lương sẽ khác nhau

7.2 Mức lương dựa theo địa điểm làm việc

Mức lương của các bác sĩ không chỉ dựa theo kinh nghiệm, mà vị trí địa lý cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thương lượng mức thu nhập. Cụ thể:

  • Tại Hà Nội: mức lương trung bình từ 18-64 triệu đồng
  • Tại Đà Nẵng: mức lương trung bình từ 9-15 triệu đồng
  • Tại TP.HCM: mức lương trung bình từ 15-70 triệu đồng.

Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi tính lương cho các bác sĩ dựa theo doanh thu. Và với một phòng khám hay trung tâm Răng – hàm – mặt có uy tín thì số lượng khách hàng sẽ rất đông, thu nhập của bác sĩ Răng – hàm – mặt có khi lên tới 9 con số.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết này giúp bạn không chỉ có câu trả lời về ngành Răng – hàm – mặt ra trường làm gì, mà còn cung cấp cho bạn kiến thức và các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn ngành học yêu thích.

Xem thêm:

Nguồn: HIU

 

Tin liên quan

Top các ngành khối A1 có mức lương cao và không sợ thất nghiệp

adminxhb

[TỔNG HỢP] Cách viết mục tiêu nghề nghiệp pha chế hay nhất

adminxhb

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng anh cho sinh viên mới ra trường

adminxhb