XÉT HỌC BẠ
HƯỚNG NGHIỆP

Tất tần tật về ngành Tài chính Ngân hàng

Ngành Tài chính ngân hàng

Ngành Tài chính ngân hàng – Tất tần tật từ A – Z 

Tài chính Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh về tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.

Ngành Tài chính Ngân hàng còn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu như  Tài chính doanh nghiệp, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, chuyên ngành Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính…

Sinh viên khi theo học ngành Tài chính Ngân hàng sẽ được cung cấp các kiến thức liên quan đến lĩnh vực tài chính, cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn đầu tư cho các doanh nghiệp về các hoạt động trên thị trường vốn như mua bán, sát nhập,…

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo cho sinh viên có nền tảng phát triển toàn diện khi hòa nhập môi trường năng động và đầy tính cạnh tranh này, các bạn còn được trang bị những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm,…

1. Vì sao nên học ngành Tài chính Ngân hàng

1.1 Cơ hội việc làm cao

Ngành Tài chính Ngân hàng có liên quan đến sự vận động của tiền tệ, vì thế có mặt trong tất cả hoạt động trong nền kinh tế nên hầu hết các đơn vị, tổ chức đều có yêu cầu tuyển dụng về Tài chính Ngân hàng. Nhu cầu nhân lực về ngành Tài chính Ngân hàng luôn lớn nên bạn sẽ không gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

1.2 Việc làm đa dạng

Ngoài kiến thức về kinh tế xã hội, các kiến thức về tài chính ngân hàng, sinh viên còn được trang bị kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn, sử dụng tiếng Anh thành thạo trong giao tiếp ,..nhờ đó bạn có nhiều cơ hội ứng tuyển trong nhiều vị trí khác nhau.

1.3 Thu nhập cao

Ngành Tài chính Ngân hàng được xếp loại là ngành có mức thu nhập cao trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, không quá quan trọng về thâm niên, miễn bạn có năng lực là bạn có thể ứng tuyển vào những vị trí có mức lương mong đợi.

Ngoài ra, bạn còn nhận được những chế độ đãi ngộ tốt như chăm sóc sức khỏe, các chuyến tham quan, du lịch, bảo hiểm, thẻ thành viên nhà hàng,..

1.4 Quản lý tài chính cá nhân tốt

Khi theo học ngành Tài chính Ngân hàng, những kiến thức đã được trang bị sẽ giúp bạn có kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả. Bên cạnh đó, hiểu được giá trị của đồng tiền theo thời gian, vì thế bạn sẽ có những tư duy về tài chính và đầu tư tốt hơn.

2. Theo học ngành Tài chính Ngân hàng cần tố chất gì?

Để gặp nhiều thuận lợi và thành công với ngành Tài chính Ngân hàng, bạn cần có:

2.1 Trí nhớ tốt và khả năng tính toán giỏi

Làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ thường xuyên tiếp xúc với con số, nên việc có thế mạnh về môn Toán là điều cần có. Ngoài ra, khả năng phân tích và đánh giá nhanh nhạy cũng đòi hỏi một trí nhớ tốt để công việc được trôi chảy hơn.

2.2 Trung thực, tỉ mỉ, chính xác

Là một lĩnh vực nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với số tiền lớn, ngành Tài chính Ngân hàng đòi hỏi nhân viên phải có sự trung thực. Bên cạnh đó, sự cẩn trọng, tỉ mỉ và chính xác cũng là yếu tố quan trọng mà mỗi nhân viên cần phải trang bị.

2.3 Đam mê, năng động

Việc tiếp xúc thường xuyên với các con số và tiền sẽ dễ khiến bạn bị căng thẳng. Vì thế, bạn phải có đam mê mới có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.

2.4 Thành thạo vi tính văn phòng và ngoại ngữ

Một trong những kỹ năng quan trọng để theo học ngành Tài chính ngân hàng, đó là bạn phải thành thao vi tính văn phòng và ngoại ngữ. Đây là kỹ năng dường như bắt buộc vì đặc thù công việc.

2.5 Quản lý thời gian hiệu quả và chịu được áp lực cao

Đây là công việc không có khái niệm về thời gian và thường phải chịu áp lực, chính vì thế, bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và có khả năng chịu được áp lực công việc cao.

2.6 Khả năng giao tiếp tốt

Khả năng giao tiếp tốt rất quan trọng đối với người làm ngành tài chính ngân hàng. Công việc đòi hỏi bạn thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng, với các doanh nghiệp… Chính vì thế khả năng giao tiếp tốt là một lợi thế.

3. Học ngành Tài chính Ngân hàng ra trường làm gì?

Với khối lượng kiến thức đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực Tài chính ngân hàng, sau khi tốt nghiệp ra trường bạn có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức sau:

  • Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty chứng khoán, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức tài chính…
  • Cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kinh doanh của các công ty…
  • Công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán…
  • Công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hay các viện nghiên cứu.
Ngành Tài chính ngân hàng
Học ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì?

Và đảm nhiệm công việc ở các vai trò sau:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng.
  • Nhân viên kinh doanh ngoại tệ.
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ.
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp.
  • Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn.
  • Chuyên viên kế toán.
  • Kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại.
  • Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán.
  • Chuyên viên định giá tài sản.
  • Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế.
  • Chuyên viên tài trợ thương mại.
  • Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
  • Các vị trí công việc trong nhiều lĩnh vực tài chính.
  • Làm việc tại các cơ quan, công ty, tổ chức, doanh nghiệp với các vị trí như nhân viên bộ phận phụ trách tiền lương, cán bộ thuế ở các công ty chứng khoán, bảo hiểm…
  • Giảng viên giảng dạy các môn liên quan đến lĩnh vực Tài chính ngân hàng.

4. Mức lương của ngành Tài chính Ngân hàng là bao nhiêu?

Bất cứ ngành nào cũng thế, mức lương tùy thuộc vào từng vị trí công việc khác nhau. Bên cạnh đó chế độ lương thưởng còn phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, thâm niên,… Mức lương cơ bản của ngành Tài chính Ngân hàng vào khoảng 9 – 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, xét về mặt bằng chung thì mức lương ngành Tài chính Ngân hàng có phần nhỉnh hơn các ngành khác.

Xethocba xin liệt kê mức lương một số vị trí công tác như sau:

4.1 Giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên ngân hàng có nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng những dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp tốt và xử lý vấn đề nhanh nhẹn, chính xác là yêu cầu cần có của vị trí này.

Mức lương của giao dịch viên ngân hàng khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng.

4.2 Nhân viên quan hệ khách hàng

Nhân viên quan hệ khách hàng có nhiệm vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng. Vị trí này yêu cầu về ngoại hình, kỹ năng giao tiếp, khả năng chịu được áp lực.

Mức lương nhân viên quan hệ khách hàng khoảng 15 – 17 triệu đồng/tháng.

4.3 Hỗ trợ tín dụng

Nhân viên hỗ trợ tín dụng tư vấn và làm việc với khách hàng khi có nhu cầu vay tín dụng, tín chấp.

Mức lương trung bình rơi vào khoảng 12 – 15 triệu đồng/tháng.

4.4 Chuyên viên thanh toán quốc tế

Chuyên viên thanh toán quốc tế hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế bao gồm : chuyển tiền, nhận tiền, quản lý chứng từ,…

Mức lương của vị trí này từ 8 – 12 triệu/tháng

4.5 Nhân viên kiểm toán nội bộ

Nhân viên kiểm toán nội bộ có trách nhiệm rà soát hoạt động của từng bộ phận trong quá trình kinh doanh; phát hiện nhanh các sai sót để đưa ra phương án sửa đổi. Đây là vị trí quan trọng trong các ngân hàng, đòi hỏi cực kỳ khắt khe về trình độ, kỹ năng.

Mức lương của vị trí này khá cao, có khi lên đến hơn 40 triệu/tháng.

Theo thống kê, bình quân cán bộ ngân hàng Vietcombank và VietinBank đều có thu nhập trên 20 triệu/tháng.

Các ngân hàng khác như  VIB, Techcombank, Quân đội, BIDV, cán bộ ngân hàng có mức lương từ 17 – 19 triệu/tháng. Tại ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank  có mức lương khoảng 14 triệu đồng/tháng…

Mức lương ngành Tài chính ngân hàng
Mức lương ngành Tài chính ngân hàng

5. Ngành Tài chính Ngân hàng thi khối nào?

Hiện nay, Bộ GD&ĐT quy định mỗi ngành học sẽ được xét tuyển tối đa là 4 tổ hợp môn, các tổ hợp môn xét tuyển gồm: 

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý
  • C02: Ngữ văn, Toán- Hóa học
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lý
  • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh 
  • D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh
  • D11: Ngữ văn, Vật lý, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
  • D96: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

6. Trường nào đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng?

6.1 Miền Bắc

  • Học viện Ngân hàng
  • Học viện Tài chính
  • Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân
  • Trường Đại học Hà Nội
  • Trường Đại học Thương Mại
  • Trường Đại học Công nghiệp
  • Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Trường Đại học Công đoàn
  • Trường Đại học Điện lực

6.2 Miền Nam

  • Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Trường Đại học Tài chính – Marketing
  • Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
  • Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM
  • Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Trường Đại học kinh tế – Tài chính TP. HCM
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Trường Đại học Kinh tế Luật

Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn xác định được hướng đi đúng đắn và tự tin hơn khi đăng ký xét tuyển chọn ngành học cho tương lai.

Xem thêm:

Nguồn: Tham khảo

Tin liên quan

Khối A có ngành nào Hot?

adminxhb

Cách Viết CV Xin Việc Bằng Tiếng Trung

adminxhb

Mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp Sale Admin siêu chất cho bạn

adminxhb